Thống đốc các Ngân hàng Trung ương và Trưởng phòng Giám sát (GHOS) của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã tán thành một tiêu chuẩn toàn cầu về mức độ tiếp xúc của các ngân hàng trung ương với tài sản tiền kỹ thuật số, tiêu chuẩn có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 16/12 của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tiêu chuẩn được phát triển bởi Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng, nhà thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu chính của BIS.
Mức độ tiếp xúc của các ngân hàng toàn cầu với tài sản tiền kỹ thuật số
Theo BIS, sự tiếp xúc trực tiếp của hệ thống ngân hàng toàn cầu với tài sản tiền kỹ thuật số “vẫn còn tương đối thấp”. Tuy nhiên, tổ chức tài chính quốc tế lưu ý các sự kiện gần đây đòi hỏi phải có “một khuôn khổ toàn cầu cho các ngân hàng quốc tế để giảm thiểu rủi ro từ tiền kỹ thuật số”.
BIS lưu ý rằng GHOS đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban Basel để đánh giá các phát triển liên quan đến ngân hàng trên thị trường tiền kỹ thuật số, bao gồm vai trò của các ngân hàng với tư cách là nhà phát hành stablecoin, người giám sát tài sản tiền kỹ thuật số và là kênh kết nối giữa các bên.
“Sự chứng thực của GHOS đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc phát triển ranh giới pháp lý nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng khi tiếp xúc với tiền kỹ thuật số. Điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi. Chúng tôi sẵn sàng hành động quyết liệt hơn nữa nếu cần thiết”, Tiff Macklem, Chủ tịch GHOS kiêm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada nhấn mạnh.
Tiền kỹ thuật số trong kỷ nguyên mới
Theo BIS, tiêu chuẩn này là phản hồi cho cuộc tham vấn thứ hai của BIS về việc xử lý thận trọng các khoản tiếp xúc của các ngân hàng đối với tài sản tiền kỹ thuật số do Ủy ban Basel thực hiện vào tháng 6/2022.
Theo tiêu chuẩn mới, các ngân hàng sẽ được yêu cầu phân loại tài sản tiền kỹ thuật số thành Nhóm 1 và Nhóm 2. Nhóm 1 bao gồm các tài sản kỹ thuật số như tài sản truyền thống được mã hóa và stablecoin. Trong khi đó Nhóm 2 “có độ rủi ro bổ sung và cao hơn” so với Nhóm 1, bao gồm các tài sản như tiền kỹ thuật số chưa được hỗ trợ.
Tiêu chuẩn đưa ra “Mức độ tiếp xúc của một ngân hàng đối với tiền kỹ thuật số Nhóm 2 không được vượt quá 2% vốn Cấp 1 của ngân hàng và thường thấp hơn 1%”.
Tiêu chuẩn sẽ cung cấp một khung pháp lý toàn diện, chặt chẽ và thận trọng cho các ngân hàng hoạt động thương mại quốc tế tiếp xúc với tiền kỹ thuật số, nhằm thúc đẩy sự đổi mới có trách nhiệm trong khi vẫn duy trì sự ổn định tài chính.
Hơn nữa, tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về kiểm tra và giám sát rủi ro mua lại và quy định đối với tài sản tiền kỹ thuật số nhằm đưa stablecoin đủ điều kiện vào Nhóm 1.