Trong khi một số quốc gia trên thế giới thận trọng về tiền điện tử, nhiều quốc gia đang tích cực làm việc để đi tới một khuôn khổ quản lý.
Châu Phi
Mặc dù hầu hết các quốc gia trong khu vực vẫn đang trong giai đoạn giám sát/theo dõi các động thái liên quan đến công nghệ Blockchain và tiền điện tử, nhưng tiền điện tử không được công nhận là tiền tệ đang lưu hành. Hầu như tất cả các chính phủ đã cảnh báo công dân của họ về tiền điện tử và những rủi ro liên quan trong các giao dịch với chúng.
Tuy nhiên, trong số các quốc gia thuộc vùng lục địa, Mauritius và Nam Phi là những quốc gia đã đặt những dấu chân đầu tiên. Ứng dụng “khung chính sách pháp lý riêng” được phát triển ở Mauritius là một trong những bước phát triển quan trọng trong khu vực. Cùng với đó, Nam Phi cũng đã đưa tiền điện tử vào khuôn khổ pháp lý.
Ngoài ra, các nước trong khu vực như Maroc, Algeria và Libya thì đã trực tiếp cấm tiền điện tử. Đặc biệt, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính ở Nam Phi nhận được nhiều yêu cầu từ khách hàng về các sản phẩm tiền điện tử và cho biết rằng các giao dịch bằng tiền điện tử đang gia tăng. Hiện tại, không có quy định nào trong khu vực cấp cho tiền điện tử một tình trạng pháp lý cụ thể và quan điểm của các cơ quan công quyền có liên quan về vấn đề này cũng không rõ ràng.
Mặt khác, hai hoạt động ICO đã được khởi xướng ở Nam Phi vào 2018 để hỗ trợ hệ thống tài chính và thương mại của đất nước. Ngoài Nam Phi, các nghiên cứu ICO đã được khởi xướng bởi một công ty tên là Soluna, thực hiện các hoạt động khai thác năng lượng tái tạo và tiền điện tử ở Maroc.
Trong một bài báo được xuất bản bởi Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) vào tháng 12/2014, tiền ảo “có thể giao dịch kỹ thuật số và được chấp nhận như một phương tiện trao đổi, nhưng không phải là đơn vị tiền pháp định và hoặc phương tiện lưu trữ giá trị”. Trong một tuyên bố khác của SARB vào tháng 2/2018, người ta nói rằng vấn đề đã được giải quyết để đưa ra một khuôn khổ pháp lý thích hợp.
Trung Đông
Nhiều quốc gia đã thu hút công nghệ blockchain về đầu tư trong khu vực và tiếp thục thực thi các nghiên cứu về quy định. Đặc biệt là sau tuyên bố rằng tiền điện tử là halal nghĩa là “cho phép hoặc hợp pháp” trong phạm vi của Luật Hồi giáo, đã gây xôn xao trong lĩnh vực này.
Bất chấp những tuyên bố này, người ta cho rằng các thực hiện của các chính phủ trong khu vực sẽ định hình ngành. Tiền điện tử được một số quốc gia ưa chuộng, đặc biệt là để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tại Israel, mặc dù tiền tệ kỹ thuật số không được Ngân hàng Israel chấp nhận là tiền tệ hợp lệ, Cơ quan thuế Israel đã tuyên bố vào 1/1/2018, rằng việc sử dụng tiền ảo nên được coi là “công cụ thanh toán ảo” và phải chịu thuế.
Nguồn: Sanction Scanner