Asia Web3 Alliance Japan đề xuất hợp tác với SEC Mỹ để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho token hóa và tài sản số, đặc biệt là tài sản thực được token hóa (RWAs).
Asia Web3 Alliance Japan vừa gửi thư đề xuất chính thức đến Lực lượng Đặc nhiệm Crypto của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ–Nhật Bản về token hóa và đổi mới quy định trong lĩnh vực Web3.
Trong nội dung thư đề ngày thứ Ba, tổ chức Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến quyền sở hữu kỹ thuật số và tài sản thực được token hóa (Real-World Assets – RWAs). Họ chỉ ra rằng mặc dù Nhật Bản đã có nhiều động thái chủ động, nhưng vẫn chưa xác lập được lộ trình rõ ràng cho các startup Web3 trong việc phát hành tài sản số hóa mà không phải đối mặt với rào cản pháp lý lớn.
Hướng tới mô hình quy định thống nhất xuyên quốc gia
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ có những thay đổi sâu sắc về quan điểm đối với tài sản số, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump, người đã bổ nhiệm nhiều quan chức ủng hộ tiền mã hóa, trong đó có tại SEC. Ông Trump còn công khai hậu thuẫn các dự án như World Liberty Financial, nơi ba người con trai ông đóng vai trò đại sứ.
Trong thư gửi Lực lượng Đặc nhiệm Crypto và Ủy viên SEC Hester Peirce, nhóm Asia Web3 Japan đề xuất một số biện pháp cụ thể bao gồm thiết lập hệ thống phân loại thống nhất cho các loại tài sản như “chứng khoán được token hóa”, thúc đẩy khả năng tương tác về quy định (regulatory interoperability) giữa các quốc gia, và tạo điều kiện cho giao dịch và lưu ký token xuyên biên giới
Tổ chức Nhật Bản nhấn mạnh rằng sự hợp tác Mỹ–Nhật về token hóa và RWA có thể tạo ra chuẩn mực toàn cầu, đồng thời khẳng định họ sẵn sàng tham gia đối thoại và xây dựng chính sách chung với các cơ quan quản lý Hoa Kỳ nhằm hình thành khuôn khổ pháp lý minh bạch, thúc đẩy đổi mới nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.
“Trong khi đó, Hoa Kỳ, thông qua hoạt động của Lực lượng Đặc nhiệm Crypto thuộc SEC, đã có bước tiến trong việc phân loại các loại chứng khoán và khởi động các cuộc thảo luận về vùng an toàn pháp lý (safe harbor), điều này, theo chúng tôi, có thể trở thành mô hình hợp tác quốc tế hiệu quả,” bức thư nêu rõ.