Indonesia sẽ ra mắt một sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia đầu tiên vào năm 2023, như một phần của quá trình cải cách quy định về tiền mã hóa đang được triển khai. Nền tảng này sẽ được chạy thử trước khi quyền điều tiết được chuyển từ cơ quan hàng hóa sang cơ quan chứng khoán.
Vào ngày 4/1/2022, người đứng đầu Cơ quan quản lý giao dịch hàng hóa tương lai của Indonesia (Bappebti), Didid Noordiatmoko tuyên bố nước này sẽ cho ra mắt một sàn giao dịch tiền mã hóa chính thức của quốc gia trong năm nay. Động thái này là một phần của cuộc cải cách tài chính rộng lớn được khởi động từ tháng 12/2022. Việc giám sát tiền mã hóa sẽ do Bappebti và Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) điều hành.
Dự luật Tăng cường và Phát triển Khu vực Tài chính (P2SK) được Hạ viện Indonesia phê chuẩn vào ngày 15/12 để trở thành tài liệu tham khảo pháp lý chính trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Giải thích về việc chuyển giao thẩm quyền từ Bappebti sang FSA, ông Suminto Sastrosuwito, người đứng đầu bộ phận Tài chính và Quản lý rủi ro của bộ tài chính quốc gia cho biết:
“Trên thực tế, tài sản tiền mã hóa đã trở thành công cụ đầu tư và tài chính, vì vậy chúng cần được quy định trên cơ sở bình đẳng với các công cụ đầu tư và tài chính khác”.
Trước đó, từ năm 2017, Indonesia đã áp đặt lệnh cấm đối với thanh toán bằng tiền mã hóa, trong khi giao dịch tài sản kỹ thuật số phần lớn vẫn hợp pháp tại quốc gia này. Vào những ngày đầu tiên của tháng 1, Noordiatmoko tiết lộ, giá trị giao dịch tiền mã hóa ở nước này đã giảm hơn một nửa vào năm 2022 – từ 859,4 nghìn tỷ rupiah Indonesia (tương đương 55 triệu USD) xuống còn 296,66 nghìn tỷ (19 triệu USD).
PCB Tổng hợp