Chuỗi cung ứng nông nghiệp và thực phẩm khi tích hợp blockchain có giá trị hơn 280 triệu USD vào 2022, dự kiến tăng lên hơn 7 tỷ USD vào 2031. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến 43,76%.
Blockchain đã được công nhận vì tiềm năng ứng dụng trong ngành tài chính và các ngành công nghiệp khác liên kết vào dữ liệu, nhưng điều gì xảy ra khi sự đổi mới sẽ giao thoa với lĩnh vực lâu đời nhất thế giới là nông nghiệp?
Cùng tìm hiểu về tiềm năng tương lai của lĩnh vực nông nghiệp khi tích hợp blockchain.
Doanh nghiệp nông nghiệp được lợi gì?
Blockchain có rất nhiều thứ cần thiết cho các ngành thực phẩm và nông nghiệp, đặc biệt là khi kết hợp với những công nghệ mới khác như trí tuệ nhân tạo (AI), vệ tinh và Internet vạn vật (IoT).
Nhờ kiến trúc độc đáo với tính chất phi tập trung, blockchain giúp đảm bảo độ minh bạch và rõ ràng cao nhất, đây là những yếu tố cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp. Mạng lưới phi tập trung cho phép nông dân, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà xuất khẩu theo dõi giám sát và giải quyết những thách thức trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các thông tin ghi lại trên blockchain có thể được sử dụng cho mục đích phân tích để tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Việc áp dụng blockchain trong nông nghiệp sẽ giúp tuân thủ hiệu quả các quy định của cơ quan chức năng bằng cách cung cấp nguồn dữ liệu chính xác, cập nhật liên tục, phòng chống thông tin giả mạo. Các bên liên quan cũng đưa ra quyết định chính xác hơn và thực hiện quản trị doanh nghiệp phù hợp. Các mạng phi tập trung cũng đơn giản hóa quá trình phân phối dữ liệu giữa các bên.
Ngoài ra, blockchain còn tạo điều kiện cho những phát triển mới trong lĩnh vực nông nghiệp như giúp xác minh quyền quản lý, quyền sở hữu đất đai, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và thắt chặt công tác truy xuất nguồn gốc các nguyên liệu đầu vào như hạt giống và phân bón.
Nông dân được lợi gì?
Những ông lớn ngành công nghệ đã sớm nhận ra tiềm năng của blockchain trong nông nghiệp. Điển hình như IBM đang cung cấp cho các doanh nghiệp một nền tảng blockchain riêng tư là IBM Food Trust, cung cấp nhiều tính năng bao gồm bằng chứng truy xuất nguồn gốc, khả năng theo dõi các quy trình, giám sát vấn đề gian lận và tài liệu, cùng nhiều tính năng khác.
Các công ty nông nghiệp cũng có thể tận dụng các giải pháp blockchain dựa trên mạng công khai, đảm bảo độ phân cấp và bảo mật cao hơn. Ví dụ như Dimitra, một công ty AgTech giúp giảm thiểu lao động thủ công bằng cách kết hợp blockchain, AI, IoT, máy bay không người lái và vệ tinh.
CEO Dimitra, ông Jon Trask cho rằng việc tích hợp blockchain và các công nghệ hiện đại khác vào quy trình nông nghiệp là điều tự nhiên và cần thiết. Mỗi nông dân bất kể hoàn cảnh kinh tế của họ, đều nên tận dụng các công nghệ đơn giản và hữu ích.
Dimitra cung cấp 4 ứng dụng AgTech chính:
- Connected Farmer – nền tảng này hỗ trợ nông dân có quy mô nhỏ ghi chép lại các hoạt động, tạo và tiếp nhận các báo cáo toàn diện từ đó cung cấp hướng dẫn để giúp họ đưa ra lựa chọn thông minh. Nền tảng này sử dụng blockchain và một số công nghệ tiên tiến khác nhằm cung cấp các dữ liệu có giá trị cho người nông dân. Phiên bản nâng cao của nền tảng bao gồm các tính năng như mô-đun quản lý cảm biến, vệ tinh và thời tiết, thị trường nông nghiệp trực tuyến, cũng như theo dõi các tài liệu xuất nhập khẩu.
- Livestock Guru – nền tảng sử dụng dữ liệu DNA để giám sát nguồn gốc động vật. Xác định các cá thể mang gen lặn tiềm năng giúp cải thiện quá trình phối giống trong đàn, từ đó tạo ra các cá thể động vật có chất lượng vượt trội hơn thế hệ trước.
- Connected Coffee – giải pháp hỗ trợ nông dân, thương nhân và các bên liên quan khác trong quy trình trồng và phân phối cà phê trên toàn thế giới, bằng cách theo dõi dòng vận chuyển chuyển của cà phê từ nơi canh tác đến địa điểm phân phối, ứng dụng này giúp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
- Deforestation platform – Kể từ tháng 12/2022 Liên minh châu Âu đã đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng, như dầu cọ, gia súc, đậu nành và gỗ. Dimitra sẽ cung cấp giấy chứng nhận nguồn gốc đầu vào, sử dụng hình ảnh vệ tinh và học máy để đánh giá sự tuân thủ của nông dân, đồng thời tạo và lưu trữ chứng chỉ trên blockchain.
Hệ sinh thái Dimitra được thúc đẩy bởi token tiện ích dựa trên Ethereum có tên DMTR, chúng dành cho ứng dụng Connected Farmer giúp nông dân trên toàn cầu tăng cường tính liên kết và đưa ra quyết định thông minh.
Để lan truyền thông điệp và sự hiệu quả của công nghệ blockchain, Dimitra đang làm việc với các Chính phủ, cơ quan tổ chức phi Chính phủ trên toàn cầu. Công ty đã được chứng nhận bởi Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp Ấn Độ – OBC để triển khai ứng dụng Connected Farmer cho 1,3 triệu trang trại tại Ấn Độ nhằm đánh giá và khắc phục tình trạng, chất lượng đất canh tác.
Dimitra còn hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu trái cây Brazil, quốc gia có sản lượng trái cây lớn thứ ba thế giới. Các thành viên của Hiệp hội này đại diện cho hơn 85% tổng số trái cây xuất khẩu của Brazil.
Dimitra cũng chứng minh rằng việc tích hợp blockchain với các đổi mới công nghệ khác như AI, vệ tinh và IoT có thể cách mạng hóa ngành nông nghiệp trong tương lai.
Theo InsightAce Analytics, chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp và thực phẩm khi tích hợp blockchain có trị giá hơn 280 triệu USD vào 2022, dự kiến tăng lên hơn 7 tỷ USD vào 2031. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến 43,76%.
Những khó khăn khi ứng dụng blockchain vào nông nghiệp
Không thể phủ nhận những lợi ích của công nghệ blockchain mang đến cho nông nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có những mặt hạn chế nhất định:
- Blockchain được tạo ra không phải mục đích vì nông nghiệp nên chưa được tối ưu hóa hiệu quả, việc thiết lập các hợp đồng thông minh trong nông nghiệp là điều đáng mong đợi nhưng cần nhiều thời gian.
- Một khi dữ liệu bị nhập sai, những quy trình được xây dựng trên nền tảng thông tin đó sẽ khiến gây ra nhiều khó khăn về sau khi chúng không thể chỉnh sủa.
- Khó khăn khi ứng dụng blockchain vào hệ thống sản xuất cũ và nhỏ khi đang có nhiều nền nông nghiệp chưa triển trai hệ thống Internet vạn vật (IoT).
PCB Tổng hợp