Năm 2023, thị trường stablecoin toàn cầu chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy, đánh dấu một bước chuyển quan trọng không chỉ trong việc áp dụng và đổi mới công nghệ, mà còn trong bối cảnh pháp lý điều chỉnh đối với những loại tài sản số này.
Điều hướng bối cảnh quy định phức tạp
Thị trường stablecoin vào năm 2023 đã trải qua một sự chuyển đổi, được thúc đẩy bởi những tiến bộ đáng kể trong quy định. Từ việc Mỹ vẫn duy trì là thị trường chủ chốt của stablecoin, các đề xuất của Uỷ ban Ổn định Tài chính (FSB) ủng hộ việc áp dụng quy định toàn diện và giám sát các thỏa thuận stablecoin toàn cầu, chứng tỏ rằng đây là một thời điểm quan trọng. Những hướng dẫn này nhằm mục đích tạo ra một phương pháp tiếp cận thống nhất để quản lý stablecoin trong hệ thống tài chính quốc tế, nêu bật tác động tiềm tàng của chúng đối với ổn định tài chính toàn cầu.
Đồng thời, trong cuộc thảo luận G-20 vào đầu năm đã cho thấy sự chia rẽ trong quan điểm, đặc biệt là giữa các nền kinh tế mới nổi, về những lo ngại khả năng tác động của stablecoin đối với các chính sách tiền tệ quốc gia. Vấn đề này đưa đến lời kêu gọi xây dựng một khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt, phản ánh nhu cầu cân bằng giữa đổi mới tài chính cùng các biện pháp bảo vệ kinh tế quốc gia. Vào tháng 10, G20 đã thông qua một lộ trình để điều phối khung chính sách toàn cầu cho tài sản tiền mã hóa, bao gồm cả stablecoin, đồng thời cũng sẽ xem xét tác động với các thị trường mới nổi.
Tại Vương quốc Anh, Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) và Ngân hàng Anh (BoE) đang nỗ lực hoàn thiện các quy định vào năm 2025, thể hiện cam kết tích hợp an toàn stablecoin vào hệ sinh thái tài chính. Tương tự, Quy định về Thị trường Tài sản Tiền mã hóa (MiCA) của Liên minh Châu Âu đặt ra tiêu chuẩn cao cho việc giám sát stablecoin, bao gồm các yêu cầu về vốn và thanh khoản cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân phát hành.
Mỹ cũng đang thực hiện những đề xuất khác nhau để điều chỉnh stablecoin. Trong khi khung pháp lý toàn diện về stablecoin cũng giúp Nhật Bản vượt lên trên các khu vực pháp lý khác. Cơ quan Tài chính Singapore (MAS) đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho stablecoin dựa theo một loại đơn vị tiền tệ nhất định, Hồng Kông dự kiến sẽ giới thiệu một khung pháp lý vào cuối năm 2024.
Một năm đầy biến động
Năm 2023 là một năm đầy biến động trong thị trường stablecoin. Mọi chuyện bắt đầu với sự kiện đồng BinanceCoin (BUSD) được đảm bảo bằng đô la Mỹ sẽ không còn được phát hành hay được hỗ trợ đến năm 2024, dẫn đến việc thị trường tìm kiếm các lựa chọn thay thế đáng tin cậy khác.
Các đồng stablecoin lớn như USDC và DAI cũng phải trải qua những lần de-peg trong cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng vào tháng 3, làm dấy lên lo ngại về độ tin cậy của chúng. Trong khi sự ủng hộ của sàn giao dịch Binance với trueUSD (TUSD) và Tether (USDT) tiếp tục củng cố vị thế là stablecoin đáng tin cậy bất chấp những thách thức về pháp lý và tính minh bạch, đánh dấu những khoảnh khắc quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường.
Áp dụng trong các hoạt động tài chính chính thống
Trong năm nay, các công ty tài chính truyền thống lớn như Visa, Mastercard và Checkout.com đã chấp nhận sử dụng stablecoin cho nhiều ứng dụng khác nhau. Visa mở rộng khả năng thanh toán stablecoin và bắt đầu các chương trình thử nghiệm với USDC của Circle trên blockchain Solana. Mastercard cộng tác với Immersve để kích hoạt thanh toán bằng tiền mã hóa ở New Zealand và Úc. Checkout.com tung ra một giải pháp thanh toán bằng stablecoin, mang đến khả năng thanh toán linh hoạt 24/7, ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ.
Tương lai có gì?
Nhìn lại năm 2023, rõ ràng thị trường stablecoin đang ở một thời điểm quan trọng. Bối cảnh pháp lý toàn cầu phản ánh nỗ lực phối hợp để tích hợp stablecoin an toàn vào hệ thống tài chính. Mặc dù những nỗ lực về quy định có sự khác nhau về phương pháp và phạm vi, nhưng chúng đều hướng tới một mục tiêu chung, nhằm khai thác tiềm năng của stablecoin đồng thời giảm thiểu những rủi ro liên quan.
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức, thị trường đã cho thấy khả năng phục hồi và thích ứng đáng kể. Sự tiến triển của stablecoin dường như đang hướng tới việc tuân thủ quy định tốt hơn và một chuyển động dần hướng tới các mô hình minh bạch, phi tập trung hơn. Điều này hứa hẹn một tương lai an toàn và ổn định cho một trong những thực thể quan trọng này của nền kinh tế tiền mã hóa. Trong khi đó, việc hấp thụ và tích hợp stablecoin vào hệ sinh thái tiền mã hóa và tài chính truyền thống đã cho thấy tầm quan trọng và tiềm năng ngày càng tăng của chúng để tiếp tục phát triển và đổi mới.