Bên cạnh sàn Uniswap, Sushiswap cũng là một nền tảng rất hot và được quan tâm mạnh mẽ. Thậm chí, đã có lúc 80% vốn trong Uniswap đã được rút ra và chuyển sang Sushiswap.
Sushiswap là gì?
SushiSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) sử dụng cơ chế tạo lập thị trường tự động AMM (Automated Market Maker) trên blockchain Ethereum. Với tính phi tập trung, SushiSwap cho phép người dùng giao dịch tiền kỹ thuật số thông qua Smart Contracts (Hợp đồng thông minh) và không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào từ những tổ chức hay các đơn vị trung gian thứ 3.
Nền tảng giao dịch này ra mắt vào năm 2020 và được biết đến là một bản fork của Uniswap – một trong những giao thức DeFi nổi tiếng nhất hiện nay. Do đó, SushiSwap cũng mang hình thức và chức năng gần giống so với Uniswap.
Bên cạnh sản phẩm chính là sàn giao dịch, SushiSwap còn có một Pool cung cấp thanh khoản, nơi các nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận được các khoản phí cho dịch vụ của họ.
Nguyên lý hoạt động của Sushiswap
Chẳng khác gì Uniswap cả, Sushiswap hoạt động theo công thức: x * y = k.
Trong đó:
- x là số lượng token A.
- y là số lượng token B.
- k là tổng giá trị của pool A/B
Ví dụ cụ thể:
Giả sử pool được tạo có tên là ETH/AGS với 10 ETH và 1000 AGS.
Ta sẽ có: x * y = k ⇔ 10*1000 = 10,000.
Giá 1 ETH = 100 AGS và Giá 1 AGS = 0.01 ETH.
Trường hợp 1
Swap AGS lấy ETH.
Trader A vào pool này và swap 500 AGS + 0.3% phí để đổi lấy ETH.
=> y’ = 500 + 1000 = 1500 AGS.
k không đổi, vẫn bằng 10,000.
=> x’ = 6.66 ETH.
Suy ra trader nhận được x – x’ = 10 – 6.66 = 3.33 ETH, tương đương giá trị 500 AGS.
=> giá 1 ETH = 150 AGS, tăng 50% so với giá ban đầu.
Lưu ý: 0.3% phí sẽ được thêm lại vào pool sau khi swap làm thay đổi giá trị của k.
Trường hợp 2
Swap ETH lấy AGS.
Trader B bán 6 ETH để đổi lấy AGS.
=> x’ = 10 + 6 = 16.
=> y’ = 10,000/16= 625.
Suy ra trader nhận được y – y’ = 1000 – 625 = 375 AGS, tương đương giá trị 6 ETH.
=> giá 1 ETH = 62,5 AGS, giảm 37.5% so với giá ban đầu.
Một số tính năng nổi bật trên sàn SushiSwap
Pool (Cung cấp thanh khoản)
Tính năng Pool cho phép các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được một khoản phí 0,25% trên tất cả các giao dịch tỷ lệ với phần tỷ lệ của họ trong mạng lưới thanh khoản. Phí được thêm vào mạng lưới và tích lũy theo thời gian thực nên nhà cung cấp thanh khoản vẫn có thể rút các khoản phí đã được trả ngay cả khi ngưng cung cấp thanh khoản.
Lend (Cho vay)
Các nhà đầu tư có thể cho vay tài sản thông qua Bentobox và kiếm được lợi suất mà không phải chịu các tổn thất tạm thời. Thị trường cho vay này được thiết kế biệt lập, giúp giảm thiểu rủi ro nhà đầu tư khi cho vay tài sản. Đặc biệt, người cho vay có thể biết chính xác tài sản thế chấp nào có sẵn trong trường hợp đối tác của họ mất khả năng thanh toán.
Borrow (Vay)
Tính năng này giúp bạn tăng thêm tính thanh khoản mà không cần bán tiền mã hóa của mình. Hạn mức có thể vay sẽ vào phụ thuộc vào số tiền mã hóa bạn thế chấp ký quỹ tại Bentobox.
Cụ thể, bạn được cấp phép để vay đến 75% tài sản thế chấp của mình. Thời gian hoàn trả lại gốc linh hoạt, đi kèm với lãi suất quy định và được cộng dồn.
Stake (Đặt cược – Áp dụng chủ yếu cho mạng lưới Ethereum)
Nhà đầu tư có thể tối đa hóa lợi suất thông qua việc stake SUSHI để nhận xSUSHI. Đối với mỗi giao dịch swap trên sàn, khoản phí hoán đổi được phân bổ dưới dạng token SUSHI với tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của bạn trên SushiBar.
Khi stake SUSHI vào SushiBar, bạn sẽ nhận được xSUSHI để đổi lại cho quyền biểu quyết cùng với một token có thể tương tác với các giao thức khác. Khi hủy lệnh Stake, bạn sẽ nhận được tất cả số SUSHI ban đầu và các khoản phí được phân bổ.
Phí giao dịch trên sàn SushiSwap
Phí giao dịch
Người dùng phải chịu một khoản phí (0,3% giá trị giao dịch) khi họ thực hiện giao dịch trên SushiSwap.
Phí rút tiền
Hiện tại, SushiSwap không thu trực tiếp bất kỳ khoản phí rút tiền nào. Vì các token được giữ trong ví Ethereum của người dùng, phí gas sẽ được tính nếu người dùng muốn gửi tiền vào ví bên ngoài.
Ưu điểm và hạn chế của sàn SushiSwap
Ưu điểm
- Không cần KYC như các sàn tập trung, bất kỳ ai cũng có thể giao dịch và đóng góp vào Liquidity Pool.
- Người dùng có thể dễ dàng trao đổi tài sản mã hóa khi họ kết nối ví với sàn giao dịch SushiSwap.
- Trao đổi trên SushiSwap diễn ra nhanh chóng
- SushiSwap có hơn 100 cặp giao dịch ERC-20 trên sàn.
- Hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt
Hạn chế
- Giao diện SushiSwap sẽ hơi rối với những người mới bắt đầu.
- Phí gas cao (đây là đặc điểm chung của hầu hết các AMM dựa trên Ethereum).
SushiSwap So Với Uniswap
SushiSwap và Uniswap khá giống nhau tuy nhiên có một điều quan trọng cần lưu ý, đó là vấn đề mà Uniswap mắc phải còn SushiSwap thì không. Các nhà cung cấp thanh khoản được giảm phí giao dịch trên cả hai giao thức. Trong Uniswap, ai đó cung cấp càng nhiều tính thanh khoản, thì mức cắt giảm phí giao dịch từ nhóm mà họ sẽ nhận được càng lớn.
Hậu quả của điều này là phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản nhỏ hơn trở nên loãng khi các nhóm phát triển. Do đó, các tổ chức lớn như sàn giao dịch tiền điện tử, nhóm khai thác và quỹ đầu tư mạo hiểm có thể và thường nhận được phần lớn các khoản phí giao dịch này.
Ngược lại, SushiSwap đã thiết kế phát xạ SUSHI của mình sao cho những người chấp nhận sớm giao thức sẽ nhận được lượng SUSHI gấp 10 lần so với những người tham gia giao thức sau đó. SUSHI này có thể được sử dụng để được cắt giảm phí giao dịch từ tất cả các nhóm ngay cả khi những người chấp nhận đầu tiên ngừng cung cấp thanh khoản cho các nhóm.
Hệ sinh thái của SushiSwap
Hệ sinh thái của nền tảng Sushiswap có 5 sản phẩm chính bao gồm:
SushiSwap Exchange:
- Sàn giao dịch SushiSwap hoặc SushiSwap DEX cho phép bạn giao dịch hơn 100 token ERC20, đây là sàn không cần KYC vì vậy thông tin người mua và người bán hoàn toàn ẩn danh.
- Tất cả những gì bạn cần là một ví tiền điện tử tương thích với Ethereum như MetaMask, v.v. và một số lượng Ethereum ETH để thanh toán phí gas.
- Phí giao dịch trên sàn giao dịch SushiSwap là 0,30% tương tự như Uniswap.
SushiSwap Liquidity Pools:
- SushiSwap có các nhóm khai thác thanh khoản, nơi các nhà cung cấp thanh khoản có thể gửi hai loại tiền điện tử với số tiền bằng nhau (x * y = k) và được giảm 0,25% phí giao dịch. Các nhà cung cấp thanh khoản được cấp các mã thông báo Sushi Liquidity Pool (SLP) được sử dụng để canh tác lợi nhuận, kiếm phần thưởng khi gửi tiền.
SushiSwap Farms:
- Trang trại cho phép người dùng kiếm phần thưởng bằng cách đặt cọc các token SLP kiếm được token từ sàn giao dịch bằng cách gửi token. Trước đó, trang trại đã hỗ trợ token UNI-V2 LP từ Uniswap nhưng bây giờ nó đã chuyển hoàn toàn sang token SLP.
SushiSwap SushiBar Staking (xSushi):
- SushiBar là nơi bạn có thể đặt cược Sushi để kiếm được nhiều Sushi hơn. Như đã giải thích trước đó, 0,05% phí giao dịch được chuyển đổi trở lại thành SUSHI, sau đó được phân phối cho những người dùng đặt cọc token của họ trên SushiBar.
- Các token này được phân phối dưới dạng xSUSHI có thể được người dùng chuyển đổi trở lại thành token SUSHI tại thời điểm rút tiền cùng với phần thưởng kiếm được dưới dạng mã thông báo SUSHI bổ sung.
Sushi Launchpad:
- MISO là bệ phóng cho SushiSwap. Đó là nơi người dùng có thể tạo ra các token mới và các cộng đồng có thể khởi chạy các dự án mới hoàn toàn. Nó thực sự là một hợp đồng thông minh mã nguồn mở được tạo cho những người sáng lập không chuyên về kỹ thuật để giúp họ khởi chạy mã thông báo của họ trên SushiSwap bắt đầu bằng việc đấu giá tài sản NFT.
- Trong tương lai, MISO có thể trở thành một sản phẩm đầy hứa hẹn của SushiSwap.
SushiSwap (SUSHI) là gì?
SUSHI là native token của SushiSwap. SUSHI ban đầu có nguồn cung vô hạn, nhưng sau đã giới hạn nguồn cung ở 250 triệu.
Thông số kỹ thuật của SUSHI
- Name token: B SushiSwap.
- Ticker: SUSHI.
- Blockchain: Ethereum (ETH).
- Decimals: 18.
- Standard: ERC-20.
- Contract: 0x6b3595068778dd592e39a122f4f5a5cf09c90fe2.
- Token type: Governance.
- Total Supply: 250,000,000 SUSHI.
- Circulating Supply: 127,244,443.00 SUSHI (51%)
- Exchange: Binance, Gate.io, Huobi Global, Coinbase Exchange, FTX,…
SUSHI Token Allocation
Token SUSHI được phân phối cho tất cả những nhà cung cấp thanh khoản cho giao thức theo các giai đoạn sau:
- Liquidity mining phase: Đối với 100.000 block đầu tiên (khoảng 2 tuần), 1000 SUSHI sẽ được khai thác trên mỗi block. Sau đó được phân phối cho những ai stake Uniswap LP token ở một số Pool nhất định.
- Post-launch: sau khi ra mắt và sau giai đoạn khai thác thanh khoản, 100 SUSHI sẽ được mint trên mỗi một block. Chúng sẽ được phân phối cho những người cung cấp thanh khoản cho protocol.
- Sau đó 10% lượng SUSHI mining được chuyển cho team Dev.
SUSHI Token Release Schedule
Khi mining SUSHI, người dùng có thể tự do rút token SUSHI chỉ với một lượng nhỏ phí Gas.
SUSHI Token Use Case
- Governance: SUSHI có thể được đặt cọc để đổi lại xSUSHI nhận được quyền biểu quyết cho những thay đổi hoặc nâng cấp trong giao thức. Người dùng rút SUSHI của họ khỏi SushiBar sẽ nhận lại SUSHI của họ cộng với bất kỳ khoản phí nào họ kiếm được trong thời gian họ nắm giữ xSUSHI.
- Revenue share: với SushiSwap, 0.25% của tất cả các khoản phí giao dịch trong pool sẽ được chuyển trực tiếp cho các Liquidity Provider, 0.05% sẽ được chuyển đổi cho người nắm giữ token Sushi. 2/3 SUSHI kiếm được thông qua đặt cược trong các nhóm xSUSHI bị khóa thời gian trong 6 tháng.
- Token SUSHI còn được làm phần thưởng cho Liquidity Mining ở một số Pool.
Đội ngũ phát triển
Một điều thú vị và thu hút được nhiều sự chú ý của giới DeFi nữa ở SushiSwap là nhà sáng lập của nó và các hành động của anh ta sau khi tạo ra nó.
Người sáng lập SushiSwap, thường được gọi là bếp trưởng Nomi (Chef Nomi), là một nhà phát triển ẩn danh, anh thường dùng hình avatar là một nhân vật hoạt hình khi đăng bài trên Twitter.
Khi vừa cho ra đời giao thức này, Chef Nomi được coi là một ngôi sao đang lên trong hệ sinh thái DeFi. Chắc chắn rồi, anh ta đã hoàn toàn sao chép Uniswap, nhưng trong một không gian mà các nền tảng nguồn mở là đó là một trò chơi công bằng và mọi người cũng không ngạc nhiên gì. Tuy nhiên, nhà sáng lập này được cho là anh hùng khi đưa ra tuyên bố là tạo ra “DEX của mọi người”. Trong khi Uniswap được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon và được lãnh đạo bởi một nhóm tập trung với số thành viên có thể đếm trên đầu ngón tay, thì SushiSwap được sở hữu và quản lý bởi những người nắm giữ token, hay còn gọi là cộng đồng của nó.
Nomi từng hùng hồn tuyên bố:Tôi không bán bất kỳ mã thông báo nào.” Đến ngày 5 tháng 9 năm 2020, quỹ phát triển, do một mình anh ta kiểm soát, đang nắm giữ số SUSHI token trị giá khoảng 13 triệu USD — và anh ta đã bí mật giao dịch toàn bộ số token này trên Uniswap để đổi lấy ETH.
Sau đóm các trader nhanh chóng nhận ra động thái này và giá SUSHI đã sụt giảm 70% trong một ngày chỉ còn 1,2 USD sau khi Nomi đào tẩu. Và trước sự phẫn nộ của công chúng, Nomi cho biết anh ấy làm điều đó vì anh ấy “quan tâm đến cộng đồng” , mặc dù ai cũng biết việc giá token giảm 70% chẳng giúp ích gì cho cộng đồng cả.
Chuyển giao quyền lực của SushiSwap cho Sam Bankman-Fried (SBF)
Trong khi những người nắm giữ SUSHI tuyệt vọng vì hành động của Chef Nomi đã làm giá token sụt giảm. Nhưng họ không phải đợi lâu, một vị anh hùng khác đã xuất hiện. CEO của sàn FTX là Sam Bankman-Fried đã xuất hiện không đầy một ngày sau đó, đặt ra một “con đường phía trước cho Sushi”. SBF đã nêu chi tiết trong một bài đăng dài trên Twitter về cách anh ấy sẽ tham gia vào SUSHI, không chỉ vì nó “mang lại lợi nhuận lớn” mà còn vì nó “cho thấy tương lai của DeFi” và Sam Bankman-Fried “thực sự vui mừng vì một công cụ tạo lập thị trường do cộng đồng sở hữu” sẽ phát triển . CEO này kêu gọi nhà sáng lập Nomi chuyển giao quyền lực.
Và cũng trong cùng ngày sau khi SBF đăng bài trên Twitter, nhà sáng lập Nomi đã đưa ra quyết định đơn phương chuyển giao quyền kiểm soát SushiSwap cho SBF.