Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), phối hợp với 11 tổ chức tài chính, đã khám phá các nền tảng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện giao dịch tài sản mã hóa như một phần trong báo cáo Project Guardian.
MAS đã công bố một báo cáo về khả năng giao dịch tài sản được mã hóa thông qua các mạng blockchain công khai. Theo các nhà phân tích, cách tiếp cận này có thể tạo ra các nguyên tắc cơ bản cho cơ sở hạ tầng thị trường tài sản số toàn cầu.
Dự án đã xác định các tùy chọn cho loại nền tảng, loại nội dung và cấp độ truy cập mạng. Giao dịch tài sản token hóa đã được thử nghiệm trong ba bối cảnh:
- Giao dịch thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện với Ngân hàng DBS và SBI Digital Asset Holdings. Các nhà phân tích kết luận rằng việc sử dụng nhóm thanh khoản trong giao dịch tài sản được mã hóa sẽ tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
- Tài chính Thương mại. Nghiên cứu liên quan đến Ngân hàng Standard Chartered, ngân hàng đã phát hành tài sản mã hóa được hỗ trợ bởi chứng khoán. Các nhà phân tích kết luận rằng những loại tài sản này có rủi ro thấp và có thể mở rộng phạm vi của các nhà đầu tư.
- Giao dịch phi tập trung (OTC) bằng ngoại tệ. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của HSBC, Marketnode và United Overseas Bank, vốn đã tạo ra một nền tảng công khai cho phép đưa những người tham gia vào danh sách trắng. Theo các nhà phân tích, cách tiếp cận này góp phần vào hiệu quả của việc tạo và phân phối tài sản được mã hóa.
Điều đáng chú ý, các đại diện của MAS cho biết việc nghiên cứu chỉ nhằm mục tiêu để xem xét, và MAS không ủng hộ cho bất kỳ lựa chọn nào được nghiên cứu. Báo cáo chỉ nhấn mạnh rằng chìa khóa để tận dụng đầy đủ lợi ích của công nghệ mã hoá là sử dụng các mạng lưới tài sản số mở và tương thích với nhau.
Cần lưu ý, Project Guardian đã được ra mắt từ tháng 5/2022. Dự án đã thực hiện thành công các giao dịch ngoại tệ và token hóa chứng khoán chính phủ bằng cách sử dụng các giao thức DeFi như Trust Anchors và Institutional DeFi.