Theo tài liệu khảo sát được công bố ngày 31/3 của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), khối lượng giao dịch tiền mã hóa hàng năm của Nga đạt khoảng 5 tỷ USD và số lượng các hộ gia đình Nga nắm giữ tài sản tiền mã hóa cao hơn quỹ tương hỗ và vàng.
Cơ quan tiền tệ đã khảo sát hơn 6.000 hộ gia đình và hơn 12.000 cá nhân ở 32 khu vực của Nga. Báo cáo khảo sát của CBR cho thấy giá trị trung bình nắm giữ tiền mã hóa của các hộ gia đình Nga bằng tiền pháp định (Fiat) là 17.500 rúp (khoảng 225 USD).
Kết quả này chỉ ra rằng các quỹ tiền mã hóa được nắm giữ bởi hơn một nửa số gia đình Nga này đã vượt quá ngưỡng trong cuộc khảo sát.
Theo đó, vào đầu năm 2021, CBR đã báo cáo khối lượng giao dịch tiền mã hóa hàng năm của Nga đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong đó hơn 65% hộ gia đình Nga có tài sản tài chính, với mức trung bình là 15.700 rúp (200 USD). Và 64,5% số hộ gia đình này gửi tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng, với mức trung bình là 15.000 rúp.
Đặc biệt, có tới 0,4% gia đình đầu tư vào tiền mã hóa và Bitcoin, con số này nhỏ so với dân số mẫu nhưng cao hơn 0,3% được ghi nhận đối với các hộ gia đình đầu tư vào quỹ tương hỗ và đầu tư vàng. Ngoài ra, khoảng 1,6% hộ gia đình đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và có tới 1,2% số người tham gia khảo sát khác cho biết họ có dùng ví điện tử, với mức trung bình là 1.000 rúp.
Tiền mã hóa trở thành xu hướng trong bối cảnh xung đột
Tiền mã hóa đã chứng minh sự tiện dụng trong việc tài trợ quân sự và hỗ trợ các các gia đình phải di dời trong cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra. Chính phủ Ukraine đã huy động được hàng triệu USD từ các khoản quyên góp tiền mã hóa trực tiếp và người dân đã sử dụng tiền mã hóa như một giải pháp tài chính thay thế khi các ngân hàng không đáp ứng được.
Trong khi, người dân Nga có tùy chọn đối với các giao dịch được hỗ trợ bằng tiền mã hóa cho các khoản thanh toán xuyên biên giới sau lệnh cấm của một số quốc gia. Chính phủ Nga hiện đang nới lỏng lập trường diều hâu chống lại tiền mã hóa sau khi cấm thanh toán bằng tiền mã hóa vào tháng 7/2022.
Tháng 9/2022, ngân hàng trung ương Nga và Bộ Tài chính đã đồng ý cho phép người dân sử dụng tiền mã hóa để thanh toán xuyên biên giới, đồng thời ủng hộ kế hoạch phát triển một sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia Nga dự kiến ra mắt vào quý 2/2023. Trong bối cảnh các rào cản ngày càng tăng, chính quyền Nga còn đặt mục tiêu thúc đẩy trao đổi tiền mã hóa tại địa phương.
PCB tổng hợp