Tether Holdings Ltd. đã có một mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc trong nhiều năm… Các tài liệu do Tổng chưởng lý New York công bố tiết lộ rằng Tether Holdings Ltd., nhà phát hành stablecoin lớn nhất thế giới, từng đưa chứng khoán do các công ty Trung Quốc phát hành vào danh mục dự trữ của mình.
Cuộc phiêu lưu tại Trung Quốc gây tranh cãi của Tether
Tether mới đây xác nhận rằng một phần quan trọng trong quỹ dự trữ của họ là các thương phiếu và chứng khoán của các thực thể tại Trung Quốc. Đáng chú ý, công ty này đã từ lâu bị đồn đoán có liên quan đến thương phiếu của Trung Quốc trong nhiều năm.
Một cuộc điều tra của Bloomberg được công bố vào tháng 10/2021 đã phát hiện ra quỹ dự trữ của Tether bao gồm hàng tỷ USD được cho vay ngắn hạn tại các công ty Trung Quốc và một khoản cho vay lớn đối với nền tảng cho vay tiền mã hoá Celsius Network.
Vào thời điểm đó, Tether đã phủ nhận bất kỳ mối liên kết nào nào với các khoản nợ của Tập đoàn China Evergrande đang gặp khủng hoảng đồng thời từ chối bình luận về việc liệu họ có nắm giữ chứng khoán của các công ty hoặc tổ chức phát hành khác liên quan đến Trung Quốc hay không.
Tài liệu từ Cục Công tố New York còn cho thấy Tether đã nắm giữ chứng khoán của các công ty nhà nước quan trọng của Trung Quốc, cũng như nắm giữ chứng khoán từ các công ty khác như Deutsche Bank và Barclays Bank. Mối liên kết của Tether với Trung Quốc không chỉ giới hạn ở thương phiếu và chứng khoán, mà còn liên quan sâu sắc nhiều hơn.
Mối quan hệ của các co-founder Tether và Trung Quốc
Brock Pierce là một trong những người sáng lập Tether. Trước đây, ông đã điều hành Internet Gaming Entertainment (IGE), một công ty bán các vật phẩm ảo cho Everquest, World of Warcraft và các trò chơi trực tuyến khác. IGE dựa vào những người lao động Trung Quốc để khai thác vàng số và sau đó bán lại cho IGE và IGE tiếp tục bán lại cho thị trường phương Tây.
Cùng với Jonathan Yantis, người đồng sáng lập Tether, công ty đã hoạt động trong bối cảnh đang có nhiều tranh chấp pháp lý. William Quigley, một người đồng sáng lập khác cũng từng làm việc trong ban giám đốc của IGE. CEO của công ty, Steve Bannon, sau đó đã ủng hộ chiến dịch chính trị không thành công của ông Pierce tại Mỹ.
Bannon còn có mối quan hệ sâu rộng với nhà tài phiệt Trung Quốc Guo Wengui. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã buộc tội cả hai ông này thây tóm chứng khoán liên quan đến G-coin chưa đăng ký.
Quá khứ của Devasini và van der Velde ở Bitfinex trước khi xây dựng Tether
Jan Ludovicus van der Velde (Jean Louise) và Giancarlo Devasini, CEO kiêm CFO của Tether từng cùng nhau điều hành một công ty xuất nhập khẩu điện tử. Theo Financial Times (FT), Devasini giám sát thị trường Ý, Perpetual Action Group, đăng ký tại Monaco.
Perpetual Action Group là doanh nghiệp xuất nhập khẩu Châu Á của van der Velde. Nhà phát hành stablecoin đã thông báo cho FT rằng Perpetual Action Group (Monaco) hoạt động độc lập khỏi Perpetual Action Group, mặc dù van der Velde và Giancarlo “đã có một mức độ tham gia nhất định với cả hai công ty”.
Perpetual Action Group cũng sở hữu DigFinex, công ty kiểm soát Bitfinex và Tether. Huashun Electronics hiện nằm trong Danh sách các thực thể bất hợp pháp và bị tình nghi nghiêm trọng của Trung Quốc, ngăn van der Velde điều hành các doanh nghiệp Trung Quốc khác.
Vào ngày 8/3/2013, Bitfinex được thành lập tại Hồng Kông với tên Bitfinex Limited. Van der Velde được bổ nhiệm làm giám đốc 2 tuần sau đó.
Tether Limited được thành lập tại Hồng Kông vào ngày 8/9/2014, bởi van der Velde. Chưa đầy 1 tháng sau, Devasini được đưa vào làm giám đốc. Các phóng viên khi đến thăm địa chỉ đăng ký của các tổ chức này đã không phát hiện ra bất kỳ hoạt động tích cực nào. Các địa chỉ dường như được sử dụng riêng cho thư từ.
Việc kiểm soát vốn và rửa tiền của Trung Quốc
Một trong những trường hợp sử dụng của Tether đã được đề xuất nhiều lần là hòng trốn tránh việc kiểm soát vốn, đặc biệt là ở Trung Quốc. Vào năm 2020, Chainalysis đã phát hành một báo cáo chỉ ra rằng Tether có mức độ “phổ biến không tương xứng” và “đặc biệt hữu ích cho việc tháo chạy vốn”.
Chainalysis đã giải thích chi tiết về cách việc kiểm soát vốn có thể đóng góp vào sự tăng trưởng của Tether, cụ thể “USDT cung cấp một giải pháp thay thế cho phép các thực thể và cá nhân phá vỡ hoạt động kiểm soát vốn bằng cách sử dụng một cơ sở hạ tầng tài chính hoàn toàn khác”.
Vào tháng 12/2022, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 63 thành viên của một đường dây rửa tiền. Băng đảng này đã rửa 1,7 tỷ USD bằng cách sử dụng USDT như một thành phần chính trong hoạt động của họ.
Babel Finance và Tether
Trước khi sụp đổ, Babel Finance là một công ty cho vay tiền mã hóa quan trọng ở Trung Quốc. Đáng chú ý, công ty này đã mở rộng dịch vụ tín dụng cho một số nhà sản xuất tiền mã hóa Trung Quốc.
Bản ghi âm này cũng cáo buộc rằng khoản vay của Tether cho Babel đã đóng vai trò là một gói cứu trợ để đảm bảo sự tồn tại của công ty. Theo băng ghi âm, giám đốc đầu tư của Tether, Silvano di Stefano, đã gọi Babel Finance là một “khách hàng tệ bạc”.
Sau khi tái cấu trúc, tổng số tiền lỗ của Babel cuối cùng đã vượt quá 750 triệu USD. Công ty sau đó đề xuất phát hành một stablecoin mới để bắt đầu trả nợ cho các chủ nợ.
Theo Cryptopolitan