Theo IMF: “Sự xuất hiện của crypto và việc chấp nhận chúng ngày càng rộng rãi đã thúc đẩy nhu cầu về các quy định liên quan”.
Các vấn đề như các dự án thất bại, các vụ tấn công, biến động thị trường cao và lạm dụng tài sản kỹ thuật số trong lĩnh vực tội phạm đã khiến các cơ quan quản lý trên toàn thế giới cần phải sẵn sàng để đối phó.
Sự cần thiết của một chính sách toàn diện
Theo báo cáo của IMF có tên “Các quy tắc phù hợp có thể đưa đến một không gian an toàn cho sự đổi mới”, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ FED quyết định chống lạm phát bằng chính sách thắt chặt của mình, IMF đã kêu gọi một chính sách quản lý toàn cầu toàn diện, nhất quán và hoàn chỉnh hơn đối với tài sản kỹ thuật số.
Do sự phức tạp trong việc quản lý tài sản crypto, bản chất công nghệ và nhu cầu luôn thay đổi của chúng, việc quản lý tiền tệ kỹ thuật số là một nhiệm vụ khó khăn.
“Việc áp dụng các khuôn khổ quy định hiện có cho các tài sản crypto hoặc phát triển các tài sản mới, là một thách thức vì một số lý do. Đầu tiên, thế giới tiền mã hóa đang phát triển vô cùng nhanh chóng. Các nhà quản lý đang nỗ lực để có được nhân tài và học các kỹ năng để bắt kịp tốc độ để đảm bảo các nguồn lực lâu dài và các ưu tiên khác. Việc giám sát thị trường tiền mã hóa rất khó khăn vì dữ liệu chắp vá, các nhà quản lý nhận thấy rất khó để theo dõi hàng nghìn tác nhân mà không phải tuân theo các yêu cầu tiết lộ thông tin hoặc báo cáo điển hình”, Báo cáo từ Phó Giám đốc Aditya Narain và Trợ lý Giám đốc Marina Moretti từ Ban Thị trường Vốn và Tiền tệ của IMF.
Hơn nữa, để nhấn mạnh các trường hợp sử dụng crypto trong xu hướng chính hiện nay, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của nó như một phương tiện thanh toán xuyên biên giới, bảo vệ khỏi các loại tiền tệ yếu và việc đầu cơ.
IMF cũng đề cập đến khả năng của một cá nhân trong việc phát hành sản phẩm một cách riêng tư thông qua mật mã, các thuật ngữ được sử dụng để staking, và các khuôn khổ quy định khác nhau cho một loại sản phẩm lưu thông qua biên giới. Cơ quan tiền tệ toàn cầu đã đề xuất thiết kế một chính sách toàn cầu toàn diện cho các ngân hàng, chứng khoán, sàn giao dịch, ví và các tác nhân khác có liên quan.
Theo báo cáo, quy trình dung hòa khuôn khổ quy định toàn cầu cần phải được nhấn mạnh để các doanh nghiệp crypto có thể xoay sở để chuyển từ phạm vi pháp lý này sang phạm vi khác và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Theo các nhu cầu, cách tiếp cận toàn diện và phối hợp sẽ giúp ngăn chặn sự phân tán được tạo ra do các khuôn khổ khác nhau của cơ quan quản lý. Ví dụ: một số vẫn giữ ưu tiên hàng đầu cho sự an toàn của người dùng trong số các mục tiêu tài chính khác.
Các quy định chưa nhất quán
IMF bày tỏ quan điểm của mình về việc các cơ quan chức năng toàn cầu đã nỗ lực như thế nào để đi đến kết quả thống nhất về các quy định phù hợp và hiệu quả để bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, một số ít các nước đã được giới thiệu và thực hiện một khung quy định tiên tiến như Thụy Sĩ và Nhật Bản, trong khi một số nước khác vẫn đang trong giai đoạn soạn thảo, chẳng hạn như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Liên minh Châu Âu.
Nhưng thật không may khi các nhà chức trách đã thiết kế các quy tắc quy định với các chiến lược khác nhau, vì một số nước cấm phát hành và đầu tư crypto, trong khi một số khác lại tích cực phát triển chúng ở cấp quốc gia. Tương tự, ý kiến của các quốc gia khác nhau đã dẫn đến “phản ứng toàn cầu bị phân tán, không đảm bảo một sân chơi bình đẳng cũng như khó tránh khỏi cuộc đua gây ra sự sụp đổ”.
Các quy định đang được xem xét và dự kiến sẽ có một khuôn mẫu xuất hiện. Nhưng điều đáng lo ngại là thời gian này càng kéo dài, các cơ quan chức năng quốc gia sẽ càng bị bó buộc vào các khuôn khổ pháp lý khác nhau. Đây là lý do tại sao IMF kêu gọi một phản ứng toàn cầu sẽ nhằm phối hợp để có thể lấp đầy những lỗ hổng pháp lý nảy sinh từ việc phát hành xuyên ngành và xuyên biên giới và đảm bảo một sân chơi bình đẳng”, báo cáo nêu rõ.