Chính phủ Mỹ cho thấy họ đang siết chặt ngành blockchain khi đã đóng cửa hai ngân hàng thân thiện với tiền mã hóa, kiện các stablecoin và chống lại một số tiền mã hoá. Có thể Mỹ đang muốn nhường vị trí dẫn đầu về hệ sinh thái tài sản số cho các nước Châu Âu và Châu Á.
Trong lịch sử, Mỹ là quốc gia thân thiện với sự đổi mới. Có nhiều hệ sinh thái đổi mới đã hình thành tại nước Mỹ như Thung lũng Silicon, Đường 128 ở Boston, Austin ở Texas và một số nơi đã sản sinh ra các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.
NASDAQ đã tạo ra sự giàu có đáng kể trong vài thập kỷ tồn tại. Các công ty trong nhóm cổ phiếu FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google) của NASDAQ 100 thậm chí có vốn hóa thị trường lớn hơn một số quốc gia khác. Chỉ riêng Apple đã có mức vốn hóa thị trường hơn 2 nghìn tỷ USD. Thời điểm đó, nhắc đến vị trí dẫn đầu về công nghệ chúng ta sẽ nghĩ tới Mỹ.
Tuy nhiên, nếu Mỹ cản trở sự đổi mới của Internet, các công ty như Google, Facebook, Twitter, YouTube và những công ty khác sẽ không thể đổi mới và phát triển ở Mỹ cũng như tuyển dụng nhân sự tại đây. Thay vào đó là các công ty nước ngoài như Baidu và Tencent, họ thuê những người bên ngoài Mỹ để đổi mới công nghệ. Thái độ tiêu cực này cũng đang xảy ra đối với hệ sinh thái tiền mã hóa và blockchain.
Hiện tại, Mỹ đã cho đóng cửa hai ngân hàng đó là Silvergate và Signature Bank sau một số sự kiện khác như ép Paxos ngừng cung cấp stablecoin BUSD, vụ kiện từ bang New York chống lại sàn Kucoin và Ethereum.
Đây không hẳn là hành động ngẫu nhiên chống lại tiền mã hóa, nó giống với Chiến dịch Chokepoint – được thiết kế để cố gắng tiêu diệt tiền mã hóa. Mỹ còn có kế hoạch phát hành Tiền số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) để theo dõi mọi giao dịch của người dùng. Rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng tới những ai đề cao quyền riêng tư.
Tổng thống Joe Biden cũng đã công bố kế hoạch loại bỏ các khoản khấu trừ thuế đối với giao dịch rửa tiền mã hóa vào cuối năm và thêm 30% thuế đối với năng lượng được sử dụng để khai thác chúng. Trước đó, Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) dưới thời Chủ tịch Gary Gensler đã cấm Kraken triển khai dịch vụ đặt cược, sau khi các vụ kiện đã xảy ra để chống lại các công ty tiền mã hóa khác, ví dụ như vụ kiện của Ripple.
Rõ ràng, Mỹ muốn tiền mã hóa và Web3 phát triển ở những nơi khác khi hành động không giống như lời nói, đặc biệt là các hành động điều chỉnh bằng thực thi thay vì hướng dẫn.
Với động thái có thể đang thử nghiệm và cố gắng thắt chặt đối với ngành, Mỹ có khả năng nhường lại những gì họ đang dẫn dẫu cho các quốc gia khác. Châu Âu và Châu Á đã dẫn đầu về 5G và một số khía cạnh của sản xuất chip. Nếu Mỹ tiếp tục bảo vệ ngành ngân hàng và tài chính truyền thống, họ có thể mất đi những lợi thế mà blockchain và tiền mã hoá có thể tạo ra.
Trong bối cảnh đó, Châu Âu đã có động thái nhằm thông qua khung pháp lý Thị trường tài sản tiền mã hóa (MICA). Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đang cho thấy họ muốn hợp pháp hóa tiền mã hóa ở Hồng Kông. Trên khắp Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và những nơi khác, họ đang tìm cách thu hút nhiều công ty khởi nghiệp về tiền mã hóa và Web3 hơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế số phát triển.
PCB Tổng hợp