Chainlink (LINK) là ông vua Oracle của ngành Blockchain, cung cấp dữ liệu từ thế giới thực cho các ứng dụng trên Blockchain.
ChainLink là gì?
ChainLink được phát triển thành một mạng lưới Oracle phi tập trung (Decentralized Oracle Network), được xây dựng với mục đích là một tổ chức trung gian xử lý dữ liệu giữa các hợp đồng thông minh (smart contract), blockchain, với các dữ liệu bên ngoài thế giới thực. Nói một cách dễ hiểu, ChainLink là cầu nối 2 chiều giữa dữ liệu off-chain và dữ liệu on-chain.
Mục tiêu của sự phát triển của ChainLink là “Xây dựng thế giới số hoạt động dựa trên sự thật”. Ví dụ, khi bạn được tư vấn bởi một chuyên viên sale bảo hiểm, và họ giới thiệu sản phẩm với lời hứa “thương hiệu của chúng tôi uy tín”. Tuy nhiên, sẽ luôn có một xác suất rằng họ sẽ không thực hiện lời hứa này, từ đây ta thấy được rủi ro trong việc hợp tác cao và không rõ ràng, cùng với sự minh bạch bị giấu đi do bên bảo hiểm sẽ tìm cách thay đổi thỏa thuận. Còn đối với blockchain, thì tất cả đều mang lại sự thật mật mã cho người dùng.
ChainLink giải quyết vấn đề gì?
Bản thân Smart Contract không có khả năng tương tác với bất kỳ nguồn dữ liệu bên ngoài Blockchain (theo 2 chiều).
Với tình trạng thiếu kết nối giữa các nguồn dữ liệu đầu vào, hoặc đầu ra khiến cho việc phát triển Smart Contract với nhiều chức năng đa dạng hơn trở nên khó hơn rất nhiều.
Và đó chính là vấn đề mà ChainLink đang giải quyết – Connectivity, sự kết nối giữa Smart Contract và dữ liệu bên ngoài Blockchain.
Oracle là gì?
Oracle là một yếu tố ngày càng trở nên quan trọng trong hệ sinh thái Blocckhain phát triển. Một blockchain thông thường không thể truy cập dữ liệu bên ngoài mạng lưới của riêng chúng, điều này khiến cho việc tích hợp các phần tử off-chain vào mạng on-chain trở nên khó khăn.
Oracle có chắc năng là tìm kiếm và xác minh dữ liệu trong thế giới thực và sau đó đưa dữ liệu này vào on-chain được tích hợp vào các hợp đồng thông minh.
ChainLink – Mạng Oracle không đồng nhất
Khác với những dự án Oracle khác khi có thiết kế mạng Oracle nguyên khối, các nodes luôn phải dựa dẫm vào công việc vào nhau trong khi dịch vụ liên quan đến oracle ngày càng nhiều, thì ChainLink chọn theo hướng không đồng nhất. Các nodes trong ChainLink sẽ được phân ra để chuyên về những dịch vụ riêng biệt, gíup tăng tệp khách hàng cho những dịch vụ nhỏ khác nhau.
Ví dụ: trong một ngày, có một nhóm khách hàng mới cần thông tin về thời tiết, một nhóm khách mới khác cần thông tin về giá vàng, thì ngay lập tức sẽ có hai nhóm nodes riêng biệt hỗ trợ ngay lập tức mà không phải xếp hàng (phụ thuộc chéo).
Cách hoạt động của Chainlink
Chức năng chính của ChainLink là tạo cầu nối giữa các tài nguyên on-chain và tài nguyên off-chain. Điều này có nghĩa là sẽ có hai thành phần chính trong kiến trúc ChainLink: cơ sở hạ tầng on-chain và cơ sở hạ tầng off-chain.
Hãy xem cả hai hoạt động như thế nào nhé.
Chức năng On-chain:
Các smart contract on-chain là phần đầu tiên của kiến trúc Chainlink. Bao gồm với đó là các Oracle được tạo ra để xử lý các yêu cầu sử dụng dữ liệu của users.
Các Oracles này sẽ nhận bất kỳ yêu cầu nào của người dùng đối với dữ liệu off-chain được gửi đến network bằng cách sử dụng contract được yêu cầu rồi xử lý chúng, sau đó gửi đến smart contract thích hợp.
Có ba loại hợp đồng có thể giúp khớp lệnh:
- Hợp đồng danh tiếng (Reputation contract), ghi lại các số liệu đo lường hiệu suất của nhà cung cấp dịch vụ oracle và kiểm tra hồ sơ theo dõi của nó.
- Hợp đồng khớp lệnh (Order-matching contract), ghi lại đề xuất của người dùng trên network, thu thập giá thầu từ các nhà cung cấp oracle và chọn chúng theo phân tích hợp đồng danh tiếng.
- Hợp đồng tổng hợp (Aggregating contract), thu thập tất cả các câu trả lời của các nhà cung cấp oracle và tính toán câu trả lời chung cuối cùng cho truy vấn ban đầu.
Chức năng Off-chain
Các thành phần Off-chain là một phần khác của kiến trúc ChainLink. Đây là những Oracle node tồn tại ngoài chuỗi, nhưng được kết nối với mạng Ethereum.
Tất cả dữ liệu thu thập được đều được xử lý thông qua ChainLink Core, đây là phần mềm kết nối blockchain ChainLink với các nguồn dữ liệu off-chain. ChainLink Core chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu và chuyển dữ liệu đó đến On-chain Oracle.
Tất cả công việc này của các off-chain node đều nhận được lợi nhuận từ việc thu và truyền dữ liệu bằng token LINK.
Bảo mật
Có 4 kiểu bảo mật:
Hệ thống xác nhận: Giám sát các node trên Chainlink, xác thực dựa trên tính khả dụng và chính xác của chúng. Tính khả dụng là khả năng phản hồi trong thời gian hoạt động, tính chính xác được đo bằng cách so sánh với kết quả của các node khác.
Hệ thống danh tiếng: đánh giá độ tin cậy của node dựa trên tổng số yêu cầu được giao, hoàn thành, được chấp nhận, thời gian trả lời và số lần bị phạt
Hệ thống chứng nhận: ngăn chặn sự gian lận. Hệ thống sẽ tìm và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng cách chứng thực các node uy tín
Hệ thống nâng cấp hợp đồng: sử dụng khi muốn cập nhật bảo mật cho các hợp đồng thông minh
Sản phẩm của ChainLink
Market and Data Feeds
Cung cấp cho các nhà phát triển smartcontracts truy cập vào dữ liệu đã được kiểm duyệt từ thế giới thực. Ví dụ: cho phép các dự án DeFi truy cập giá thực tế để thực hiện các bước giao thức lending, synthetics,…
VRF (Verifiable Randomness)
Cung cấp tính đảm bảo sự an toàn và ngẫu nhiên cho các dự án NFT và GameFi.
Khi các team muốn làm NFT sưu tập hay collectibles, và họ muốn mọi thứ ngẫu nhiên để đảm bảo tính công bằng cho người dùng, họ nghĩ có thể sử dụng các block hash. Nhưng thật sự block hash không ngẫu nhiên bởi khi di chuyển qua các mempool, các validators có toàn quyền kiểm soát và chọn block nào có thể đi trước hoặc đi sau, hoặc loại bỏ luôn, và miners từ đó có thể chờ block hash thuận lợi hơn cho mình để đẩy ra. VRF giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp mỗi nút một khóa bí mật, cũng như trộn các giao dịch lại với nhau. Sau khi đẩy các giao dịch lên smart contract đi kèm với bằng chứng mật mã, hợp đồng VRF sẽ kiểm chứng lại xem tính toán đúng chưa rồi mới đẩy lên chuỗi. Và các developers của oracle cũng không thể can thiệp. Đây cũng là một sản phẩm nhầm mở rộng phạm vi khách hàng cho ChainLink.
Keepers
Các smart contracts có thể tự động hóa các tác vụ và chức năng của oracle theo từng sự kiện khác nhau. Vì vậy, smart contract sẽ được tăng độ phi tập trung và tiết kiệm các chi phí từ các bên nếu làm thủ công.
Proof of Reserve
Sử dụng thuật toán tự động để giám sát các nguồn tài sản dự trữ dựa trên sự thật mật mã.
Cross-chain Bridging
Cung cấp tiêu chuẩn mở cho các dự án phát triển các dịch vụ và ứng dụng an toàn có thể giao tiếp, chuyển token và hoạt động trên nhiều mạng lưới khác nhau.
ChainLink Coin (LINK) là gì?
ChainLink (mã: LINK) là đồng token trong mạng lưới Oracle phi tập trung ChainLink. Được phát hành ra thị trường thông qua ICO vào cuối năm 2017.
Hiện tại, ChainLink (LINK) đang chạy trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-677.
Token metrics
- Ticker name: LINK
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-677
- Token Type: Utility Token
- Total Supply: 1,000,000,000 LINK
- Circulating Supply: 467,009,549 LINK (47%)
Token Allocation
- 35% được bán ra ở vòng gọi vốn token sale
- 35% dành Node Operator Incentives
- 30% được nắm giữ bởi ChainLink Team
Token Sale
Với việc bán ra 35% ~ 350 triệu LINK token, ChainLink thu về cho mình 32 triệu đô qua 2 vòng bán gồm Pre-Sale và Public Sale.
Giá bán ở vòng Pre-Sale là 0,09$ cộng thêm 20% bonus. Trong khi đó, vòng Public Sale mỗi LINK token có giá 0,11$.
Về kế hoạch khoá token cũng như giải ngân 650 triệu LINK còn lại không được đội ngũ phát triển đề cập.
Token Use Case
Các trường hợp sử dụng token LINK bao gồm:
- Nhà phát triển thanh toán LINK cho các nhà xác thực nodes để được cung cấp các dịch vụ Oracle.
- Làm tài sản thế chấp bởi các nhà khai thác nodes, để họ có động lực thực hiện tốt nhiệm vụ. Nếu có bất kỳ sai phạm nào có thể dẫn đến mất giá trị token, hoặc bị penalty (staking).
Đội ngũ phát triển của Chainlink
Sergey Nazaroz – CEO của ChainLink: người đã thành lập ra SmartContract.Com vào năm 2017 nhằm đưa những cải tiến mới vào hợp đồng thông minh (bảo mật, minh bạch), sau đó đã chuyển thành ChainLink Labs. Anh luôn tập trung vào phần phi tập trung và bảo mật của dữ liệu khi có kinh nghiệm lâu năm về chuyên môn, từng là CoFounder của Secure Asset Exchange và CryptaMail nhằm đưa cái dữ liệu giao dịch và mail người dùng lên các nền tảng blockchain.
Steve Ellis – CTO của ChainLink: đồng sáng lập ChainLink và SmartContract.com, có background khá giống với Sergey, góp phần xây dựng phần mềm thanh toán tự động cho Pivotal Labs.
Cùng với đó là 200 nhân viên khác hoạt động cực lực giúp cho ChainLink có một vị thế đứng đầu trong ngành Oracle của Blockchain ở thời điểm hiện tại.
Đối tác của Chainlink
Các đối tác của ChainLink cũng góp phần rất lớn đưa tên tuổi của dự án lên đứng đầu trong mảng Oracle trong blockchain.
Những cái tên nổi bật có thể kể đến là Google, Oracle, Swift. Tuy nhiên, list bên dưới vẫn là một list nhỏ trong tất cả partners của ChainLink. Hiện tại, Binance, Tezos,… cũng đã chính thức hợp tác với ChainLink nhằm phát triển sự phổ biến của Oracle trong blockchain.
Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh trong mảng Blockchain oracle hiện có Band, UMA, DIA, NEST, … Nhưng ChainLink gần như vượt xa các đối thủ khi có quá nhiều partner lớn, cùng với cộng đồng ủng hộ nhiệt tình trong thời gian qua.
Roadmap
Tuy không có một roadmap cụ thể nhưng tóm tắt các milestone mà dự án đã đạt được cũng như mục tiêu sắp tới như sau:
- 05/2019: ChainLink mainnet. Ra mắt thành DON (Decentralized Oracle Network) đầu tiên trên Ethereum sau 3 lần kiểm tra bảo mật.
- 02/2021: Ra mắt ChainLink Off-Chain Reporting (OCR) – Nâng cao khả năng mở rộng của ChainLink
- 4/2021: ra mắt Whitepaper Chainlink 2.0. Tập trung vào việc áp dụng Smart Contract kết hợp với tính toán ngoài chuỗi và trình xử lý meta-layer.
- 5/2021: Khởi chạy Chainlink (VRF) sử dụng các chức năng ngẫu nhiên để xác minh và tạo ra hàm ngẫu nhiên có thể xác minh trên blockchain.
- 6/2022: Trong bảng báo cáo mới nhất, dự án cho ra mắt cơ chế staking làm tăng tính bảo mật cho toàn hệ thống oracle khi sẽ có đầy đủ rewards và penalties cho các bên chạy nodes.