Asset tokenization (mã hóa tài sản) và DeFi có khả năng đem lại tiềm lực mạnh mẽ cho lĩnh vực tài chính, Han Kwee Juan của Ngân hàng DBS đã viết. Dưới đây là những cách mà chính phủ Singapore đang đi đầu trong công tác đổi mới.
Trong suốt lịch sử, những tiến bộ của công nghệ đã định hình lại bản chất của tiền bạc và tài chính. Hành trình kéo dài hàng thập kỷ từ analog finance sang digital finance đã dẫn đến việc tiền mặt biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta đồng thời làm cho các giao dịch nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn.
Quá trình chuyển đổi tương tự hiện đang gây biến đổi thị trường vốn, với các công cụ tài chính “đổi chủ” ngay lập tức trong một môi trường giao dịch toàn cầu vừa tiên tiến vừa phức tạp.
Ngày nay, giai đoạn chuyển đổi tiếp theo sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain, với tiềm năng kiến tạo lại cơ sở hạ tầng tài chính hiện có bằng cách số hóa tài sản và tự động hóa hầu hết các giao dịch của các tài sản đó. Với tư duy táo bạo, cam kết đổi mới và quan hệ đối tác mang tính xây dựng, một loạt các cơ hội để định hình lại thị trường tài chính đang chờ đợi được khai phá.
Tiềm năng của Blockchain trong lĩnh vực tài chính
Trong khi các cơ chế thị trường hiện tại cho phép giao dịch ngay lập tức, quy trình tại các thị trường phi tập trung (OTC) hiện có thường có nhiều cản trở làm chậm trễ tiến trình giao dịch, tăng thêm xung đột giữa các bên ngoài ra còn gây tốn kém thời gian và tiền bạc.
Tokenization cho phép các tài sản tài chính và các tài sản khác được phân loại và hiện thị một cách đáng tin cậy trên sổ cái phân tán. Kết hợp với các hợp đồng thông minh, cho phép các giao dịch thực hiện tự động khi các điều kiện (được xác định trước) được đáp ứng, các tài sản này có thể lần lượt được tiến hành trên các mạng ngang hàng thông qua tài chính phi tập trung (DeFi) mà không cần trung gian. Điều này sẽ cải thiện đáng kể tốc độ, tính hiệu quả và minh bạch của các quy trình.
Trong các thí điểm gần đây trong ngành, quy trình giao dịch được tự động hóa cho phép chúng ta kích hoạt việc trao đổi giá trị và tài sản ngay lập tức khi các tiêu chí đó được đáp ứng, trong khi tất cả các bên liên quan có thể theo dõi giao dịch cùng một lúc.
Bằng cách loại bỏ các trung gian, điều này đặt nền tảng cho việc xây dựng các nhóm thanh khoản mang tầm cỡ tổ chức toàn cầu – cho phép tăng tốc giao dịch, minh bạch hơn, hiệu quả cao hơn, rủi ro thanh toán thấp hơn và tính kinh tế theo quy mô từ thị trường giao dịch thứ cấp thanh khoản hơn.
Những thách thức cần vượt qua
Đầu tiên, các ứng dụng blockchain mới cần tương tác được với cơ sở hạ tầng tài chính hiện tại cũng như giữa các loại blockchain khác nhau, để cho phép công nghệ blockchain mở rộng quy mô và đem lại những đóng góp có ý nghĩa. Thứ hai, các rủi ro bảo mật, bao gồm cả rủi ro hợp đồng thông minh, cần được giải quyết và các biện pháp bảo vệ phù hợp cần được đưa ra.
Để khai thác toàn bộ tiềm năng của blockchain, chỉ riêng tiến bộ công nghệ là không đủ vì người tham gia cần tin tưởng vào hệ sinh thái mà họ lựa chọn. Điều này đòi hỏi thực hiện các giao thức quản lý rủi ro và mức độ tuân thủ quy định cao.
Ngoài ra, sự rõ ràng về quy định liên quan đến các quyền hợp pháp của tài sản kỹ thuật số là rất quan trọng để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain và tài sản kỹ thuật số. Các cơ quan ban nghành cần sửa đổi các bộ luật và quy định hiện hành hoặc đưa ra các hướng dẫn mới để đảm bảo rằng các quy định là phù hợp với mục đích phục vụ một tương lai số hóa.
Các vấn đề pháp lý và quy định chính cần được giải quyết bao gồm xác định quyền sở hữu đối với tài sản được mã hóa (cho đến nay chỉ đạt được ở bang Wyoming của Mỹ) cũng như xác định cách token có thể đại diện cho tài sản và các quyền có liên quan của nó.
Singapore với tư cách là cơ quan quản lý và đổi mới
Mặc dù công nghệ blockchain cho phép chúng ta nâng cao cơ sở hạ tầng thị trường tài chính hiện có, nhưng việc khai thác đầy đủ sức mạnh của blockchain sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận bao quát, với các công ty trong ngành và các cơ quan quản lý cùng nhau thử nghiệm – tạo cơ hội để hình dung lại thị trường tài chính và giảm thiểu những thách thức liên quan.
Vào tháng 5/2022, MAS đã khởi động Project Guardian, một sáng kiến nhằm khám phá tiềm năng kinh tế và các trường hợp sử dụng của mã hóa tài sản, đồng thời quản lý rủi ro đối với sự ổn định và toàn vẹn tài chính.
Trong vòng chưa đầy 6 tháng, dự án đã hoàn thành thí điểm đầu tiên. Thí điểm, được dẫn bởi Ngân hàng DBS, JP Morgan và Marketnode, đã thử nghiệm giao dịch ngoại hối và chứng khoán chính phủ bằng cách sử dụng các nhóm thanh khoản DeFi trên một blockchain công khai.
Với Project Guardian, tất cả các ví ẩn danh cũng được xác minh rõ ràng thông qua quy trình KYC trước khi giao dịch được thực hiện. Điều này mang lại sự tự tin cho tất cả các bên tham gia.
Thành công của thử nghiệm là đột phá. Ngoài việc chứng minh rõ ràng những lợi ích của việc sử dụng công nghệ blockchain, nó cũng đánh dấu trường hợp đầu tiên một giao thức DeFi được phép được sử dụng theo cách như vậy.
Với các lợi ích bao gồm giao dịch, thanh toán, lưu ký tức thì và đồng thời, Project Guardian chỉ ra vai trò của công nghệ blockchain trong việc thúc đẩy hiệu quả cao hơn bằng cách giảm ma sát và giảm thiểu rủi ro.
Quan trọng hơn, việc hoàn thành thí điểm mở đường cho các thử nghiệm tiếp theo – được tiến hành nhằm mục đích không chỉ đánh giá tính khả thi của các ứng dụng trong mã hóa tài sản và DeFi, mà còn xây dựng một hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số mạnh mẽ.
Điều này cũng thúc đẩy các cơ quan quản lý và những người cùng chí hướng trong ngành đi đầu về công nghệ. Những thí điểm này là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường blockchain vì các quy trình có thể được thử nghiệm và tái hiện trong một môi trường an toàn và bảo mật.
Singapore, một môi trường pháp lý thuận lợi, luôn hỗ trợ và khen thưởng sự can đảm trong đổi mới đồng thời là một trong những thị trường kỹ thuật số tiên tiến nhất trên toàn cầu, có vị trí thuận lợi để dẫn đầu việc tái định hình thị trường tài chính.
Nước này chứa đựng một hệ sinh thái tiên tiến gồm những người chơi tài chính, nhà cung cấp công nghệ và những nhà đổi mới, những người vừa hỗ trợ vừa dẫn dắt sự thay đổi, được thúc đẩy bởi một nguồn nhân tài với chuyên môn sâu sắc. Tất cả những yếu tố này đã cho phép Singapore vươn lên như một trung tâm tài chính đổi mới sáng tạo.