Blockchain hiện đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, nổi bật có thể kể đến là hoạt động kiến tạo đô thị thông minh (Smart City).
Smart City là khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, một trong những định nghĩa chung nhất đó là “một thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để nâng cao hiệu quả hoạt động, chia sẻ thông tin, mang đến chất lượng dịch vụ công và phúc lợi công dân tốt hơn”.
Cụ thể, Smart City ứng dụng các công nghệ hiện đại như blockchain, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)… để giải quyết các thách thức ở đô thị và tạo nên một cơ sở hạ tầng bền vững. Đặc biệt,những đô thị lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội hoàn toàn có tiềm năng xây dựng Smart City.
Tại Hội thảo “Blockchain đóng góp gì để xây dựng Smart City?” do Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM chủ trì vào sáng ngày 18/08/2022, ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) cho rằng “công nghệ blockchain sẽ giúp Smart City giải quyết 6 bài toán then chốt về tăng cường bảo mật, cải thiện y tế, quản lý rác thải, đơn giản hóa giáo dục, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa giao thông. Đây là những khía cạnh rất cơ bản để phục vụ đời sống của công dân trong thành phố”.
Bên cạnh blockchain, một công nghệ khác rất quan trọng đối với Smart City đó là IoT – hệ thống internet kết nối tất cả thiết bị thông minh và có thể tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thành phố, quản lý định danh của người dân.
Ông Trung cho biết hiện nay có hai tiêu chuẩn IoT phổ biến nhất là LoRaWan và NB-ToT mà Việt Nam có thể nghiên cứu. LoRaWan là giao thức IoT công suất thấp, diện rộng, cho phép mọi người thiết lập mạng của riêng mình với chi phí cạnh tranh. Ngược lại, NB-IoT là giao thức do các nhà mạng di động cung cấp, có mức phí cao hơn với lợi thế là độ trễ thấp, cung cấp trải nghiệm tổng thể tốt hơn cho người dùng cuối (end user).
Bên cạnh đó, chỉ số Smart City IMD-SUTD (SCI) là một chỉ số quan trọng để đánh giá Smart City dựa trên nhận thức của người dân đối với các công nghệ đang được ứng dụng trong thành phố.
Năm 2021, SCI xếp hạng 118 thành phố trên toàn cầu để đánh giá mức độ phát triển Smart City, dựa trên 5 lĩnh vực là y tế, giao thông, hoạt động, cơ hội làm việc – học tập và quản trị. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 88, Hà Nội xếp hạng 87 về mức độ phát triển Smart City.
Phó Chủ tịch thường trực VBA nhận định Smart City không phải là công nghệ khó đối với Hồ Chí Minh. Thành phố này có rất nhiều tiềm năng về dân số, đóng góp cho ngân sách rất lớn, kinh tế phát triển mạnh… nhưng vẫn cần các chính sách phù hợp.
“Để xây dựng đô thị thông minh, điều quan trọng nhất là chính sách và phải có những biện pháp để đo lường mức độ hài lòng, sự tương tác của người dân. Việt Nam cần cải thiện chỉ số IMD – SUTD và có chính sách thúc đẩy 6 hướng đi Smart City dựa trên 3 nền tảng IoT, con người và bất động sản”, ông Trung kết luận.
[…] buổi lễ ký kết hợp tác, Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch thường trực của VBA cho biết “VBA đã biên soạn một số bài thuyết trình và bản tin về blockchain […]