Bất chấp sự thù địch với tiền mã hoá, Trung Quốc đang tiếp tục nắm bắt những bước tiến của công nghệ blockchain bằng việc thành lập một trung tâm blockchain quốc gia.
Theo báo cáo của China Daily vào ngày 8/2, Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Đối mới Công nghệ Blockchain Quốc gia tại Thủ đô Bắc Kinh. Trung tâm sẽ tạo ra mạng lưới nghiên cứu liên kết với các trường đại học địa phương, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp blockchain để khám phá tiềm năng của công nghệ này. Các thành quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để phục vụ cho quá trình số hóa của Trung Quốc và mở rộng ngành công nghiệp blockchain tại đây.
Quản lý Trung tâm mới là Học viện Điện toán biên và blockchain Bắc Kinh — một tổ chức nổi tiếng ở Trung Quốc trong việc phát triển blockchain Chang’an Chain hay ChainMaker. Blockchain này được hỗ trợ bởi hệ sinh thái gồm 50 tập đoàn kinh doanh như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, China Unicom,… hầu hết là tập toàn kinh tế nhà nước. Vào thời điểm ra mắt, số lượng giao dịch mỗi giây (TPS) trên ChainMaker có thể thực hiện là 240 triệu giao dịch — tăng từ 100.000 TPS vào năm 2021.
Những năm gần đây, Trung Quốc đang nỗ lực định vị mình là quốc gia blockchain. Vào tháng 9/2022, chính phủ Trung Quốc tuyên bố nước này chiếm 84% tổng số ứng dụng blockchain nộp bằng sáng chế trên toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 19% đơn đăng ký được duyệt.
Cùng với nghiên cứu ứng dụng blockchain, việc phát triển CBDC cũng là một ưu tiên của chính phủ Trung Quốc. Đồng e-CNY điện tử trị giá hàng triệu USD đã được phân phối trên toàn quốc trong dịp Tết Nguyên đán để thúc đẩy áp dụng. Tuy nhiên, các giao dịch e-CNY tích lũy chỉ vượt qua 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) kể từ tháng 10/2022.
Nhằm nỗ lực bắt kịp với những đổi mới kỹ thuật số, một cựu giám đốc điều hành của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã gợi ý, Chính phủ nước này cần xem xét lại các hạn chế nghiêm ngặt về tiền mã hóa. Ông cho rằng lệnh cấm vĩnh viễn đối với tiền mã hóa có thể khiến Trung Quốc bỏ lỡ nhiều cơ hội liên quan đến blockchain và tiền mã hóa.
PCB Tổng hợp