Năm 2022 ngành công nghiệp tiền mã hoá hướng tới các blockchain “xanh” và tiết kiệm năng lượng hơn.
Năm nay chứng kiến sự phát triển không ngừng của các dự án tiền mã hoá “xanh” khi nhiều công ty trong ngành tập trung vào tính bền vững để giảm lượng khí thải carbon.
Có nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự thay đổi này như nhu cầu của người dùng về các blockchain nhanh và tiết kiệm năng lượng, nhận thức về biến đổi khí hậu của các nhà đầu tư tăng cao và mối quan tâm của các Chính phủ về vấn đề tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực tiền mã hoá.
Sự kiện phát triển đáng chú ý nhất năm nay là quá trình chuyển đổi của blockchain Ethereum từ lớp đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) sang lớp đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS), loại bỏ nhu cầu khai thác sử dụng nhiều năng lượng trước đây, thay vào bằng cách đặt cọc ETH để lấy phần thưởng khối.
Việc chuyển đổi đã làm giảm mức tiêu thụ năng lượng của mạng Ethereum xuống 99,9%. Sự kiện này đánh dấu Ethereum như một blockchain hàng đầu báo hiệu sự tiến bộ trong toàn ngành việc giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon.
Mohammed AlKaff AlHashmi, người đồng sáng lập dự án Islamic Coin nhận định:
“Năm 2022, các dự án xanh hướng tới 3 mục tiêu chính. Đầu tiên là cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải. Thứ hai là ReFi – một xu hướng mới mang tên tài chính tái tạo nhằm thử nghiệm các biện pháp khuyến khích tài chính để giảm lượng khí thải carbon”.
Trong khi đó, Dimitry Mihaylov, giám đốc khoa học tại dự án game blockchain metaverse Farcana, nói rằng việc giảm lượng khí thải và chi phí giao dịch trên chuỗi sẽ có lợi cho ngành trong dài hạn, vì nó thu hút người dùng, các nhà đầu tư và Chính phủ.
Các nhận định trên cho thấy, năm 2022 chứng kiến sự gia tăng của một số dự án tiền mã hoá độc đáo, sáng tạo, thân thiện với môi trường góp phần vào một thế giới xanh.
Cùng điểm qua một số dự án thân thiện với môi trường năm 2022!
Chia Network
Thay vì sử dụng nhiều năng lượng ban đầu yêu cầu GPU và bộ xử lý mạnh mẽ, đội ngũ Chia Network đã sử dụng cơ chế proof-of-space-and-time (PoST) protocol.
Mạng thực hiện xác thực giao dịch hiệu quả, còn được gọi là farming và phân bổ không gian lưu trữ máy tính trống của người dùng thành các ô.
Quá trình hoạt động thông qua một mạng lưới phi tập trung gồm các nút hoạt động như các máy khách và máy chủ kết nối với các nút khác. Các yêu cầu về công suất xử lý thấp cho phép bất kỳ ai có máy tính cấu hình cao đều có thể sử dụng token Chia (XCH).
Mạng dựa vào thợ đào để cung cấp không gian lưu trữ và sau đó phân bổ đặc quyền khai thác cho mỗi thợ đào dựa trên các số được tạo ngẫu nhiên gán cho mỗi không gian. Không gian lưu trữ có số được lưu trữ khớp chặt chẽ với không gian được tạo bởi mạng sẽ giành được đặc quyền khai thác.
Công thức thuật toán này thưởng cho việc phân bổ số ngẫu nhiên cho thợ đào có nhiều không gian lưu trữ nhất, từ đó tạo ra nhiều cơ hội chiến thắng hơn.
XCH có thể được canh tác bằng cách sử dụng một loạt các cơ sở hạ tầng, bao gồm điện toán đám mây và các nền tảng lưu trữ dữ liệu như Amazon Web Services. Các trường hợp sử dụng của Chia Network bao gồm hỗ trợ cho các dự án tài chính phi tập trung, mã hoá hóa tài sản và sàn giao dịch phi tập trung.
Về mặt năng lượng, Chia Network tuyên bố sử dụng khoảng 0,12% năng lượng hàng năm được sử dụng bởi mạng Bitcoin, tuy nhiên vẫn có nhược điểm. Nhu cầu bổ sung về đĩa cứng và ổ đĩa trạng thái rắn đã xuất hiện ở các quốc gia như Trung Quốc vì khai thác XCH làm hao mòn ổ đĩa chỉ trong vòng 40 ngày.
Bất chấp nhược điểm này, mạng đã mang đến cơ hội kiếm tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu có không gian không sử dụng và các công ty có phần cứng lưu trữ dữ liệu bị mòn nhưng không còn hoạt động tích cực.
Algorand
Vào năm 2021, Algorand hợp tác với ClimateTrade, một công ty sử dụng công nghệ blockchain để giúp các doanh nghiệp bù đắp lượng khí thải carbon, cho phép họ theo dõi lượng khí thải của mình để theo đuổi các mục tiêu bền vững.
Quan hệ đối tác cho phép một phần phí giao dịch của Algorand được dành để mua các khoản tín dụng carbon cần thiết, bù đắp lượng khí thải carbon của mạng lưới. Algorand là một blockchain bằng chứng cổ phần (PoS), điều này làm cho mạng trở nên tiết kiệm năng lượng hơn so với mạng Bitcoin.
Để dễ hình dung, đây là các số liệu cụ thể: một giao dịch Bitcoin tiêu thụ khoảng 1.206,52 kW/h, trong khi Algorand tuyên bố một giao dịch chỉ tiêu thụ khoảng 0,000008 kW/h.
Solana
Mạng Solana sử dụng cơ chế đồng thuận PoS để xác thực các giao dịch và thể hiện các nguyên lý của việc tạo token xanh. Về mặt lý thuyết, nền tảng này có thể xử lý hơn 60.000 giao dịch mỗi giây (so sánh với mạng Bitcoin – xử lý chỉ 7 giao dịch mỗi giây).
Các giao dịch trên chuỗi được thanh toán bằng SOL — token gốc của nền tảng. Kể từ khi thành lập, mạng lưới đã làm việc để đạt được mức trung hòa carbon và lần đầu tiên nó đạt được cột mốc quan trọng vào năm 2021 bằng cách tham gia chương trình bù đắp carbon.
Đầu năm nay, Solana đã nhận được xếp hạng carbon cao từ Viện xếp hạng carbon tiền mã hoá (CCRI) vì tiêu thụ năng lượng thấp nhất với mức tiêu thụ 0,166 kW/h cho mỗi giao dịch.
Trong khi trên thị trường có vô số mạng blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận PoS tiết kiệm năng lượng, hiệu quả của Solana được thúc đẩy bởi một cơ chế mới khác được gọi là proof-of-history (PoH).
Với PoH, mỗi mốc thời gian tạo ra một bản ghi lịch sử để chứng minh một sự kiện đã xảy ra tại một thời điểm cụ thể. Giải pháp tiên phong, tiện lợi cho phép mạng tập trung vào việc xác thực các giao dịch hiện tại mà không cần phải tham khảo các yêu cầu tạm thời trong quá khứ của các nút.
Điều này tạo ra tính nhất quán, vì các nút phải tuân theo thứ tự giao dịch đã đặt. Quá trình này cho phép giao thức trở nên nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng hơn bao giờ hết.
Avalanche
Nền tảng sử dụng AVAX token cho các giao dịch và phân phối phần thưởng trên toàn hệ thống. Theo một nghiên cứu của CCRI, blockchain công khai Avalanche đã tiêu thụ khoảng 0,0005% lượng năng lượng mà mạng Bitcoin tiêu thụ.
Những đặc tính này và các đặc tính hiệu quả khác đã khiến Avalanche trở thành nền tảng được lựa chọn cho các dự án có cân nhắc về môi trường.
Tương lai của các dự án thân thiện với môi trường
Các dự án tiền mã hoá thân thiện với môi trường sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai, nhờ khả năng mở rộng quy mô cấp tiến cùng phí gas thấp, chúng đang ngày càng được hưởng ứng bởi cộng đồng.
Những lợi ích mà những mạng lưới này mang lại có thể dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ hơn của các blockchain thân thiện với môi trường, đồng thời khuyến khích các blockchain hiện có thay đổi để trở nên thân thiện bền vững hơn.