Hệ sinh thái Polkadot nổi lên với những ưu thế công nghệ rõ rệt so với lớp blockchain thế hệ cũ như Ethereum. Vậy Polkadot là gì và tiềm năng của nó ra sao?
Hệ sinh thái Polkadot là gì?
Polkadot (DOT) được biết đến là một dự án với công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (multi-Chain), không đồng nhất (heterogeneous) đồng thời có khả năng mở rộng. Khả năng đặc biệt của DOT là có thể giúp kết nối các chuỗi blockchain riêng lẻ với nhau, từ đó cho phép các chuỗi này có thể trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi và tận dụng tối đa nguồn lực của toàn hệ sinh thái.
Hiểu một cách đơn giản, Polkadot giống như một blockchain của nhiều blockchain. Dự án này sẽ giúp các nhà phát triển có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng, tương tự như các nền tảng như Ethereum hay Binance Smart Chain.
Hệ sinh thái Polkadot ra đời giải quyết đươc vấn đề gì ?
- Khả năng tương tác: các blockchain riêng lẻ không thể tương tác với nhau, giải pháp multi-chain còn mới và ít.
- Khả năng mở rộng: Do Polkadot là công nghệ đa chuỗi, nó cho phép hệ thống xử lý song song các giao dịch trên nhiều parachain khác nhau, điều này khiến Polkadot có tốc độ xử lý giao dịch rất ấn tượng.
Ví dụ: Hiện Ethereum hỗ trợ xử lý tối đa 15 giao dịch trong 1 giây, trong khi 1 ứng dụng đơn lẻ trên Polkadot có thể xử lý 1000 giao dịch trong 1 giây.
Do vậy cả Hệ sinh thái Polkadot có khả năng xử lý giao dịch với tốc độ gấp hàng trăm lần so với Dapp riêng lẻ, nghĩa là hàng trăm nghìn giao dịch trong 1 giây. Với tốc độ xử lý khủng như vậy, việc mở rộng mạng lưới Polkadot chỉ còn là vấn đề thời gian.
- Adoption: Do blockchain còn mới mẻ nên cần đơn giản hóa hơn cho mọi người sử dụng nó như sử dụng internet, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Điểm nổi bật của Polkadot
Polkadot hợp nhất một mạng lưới các Blockchain không đồng nhất được gọi là Parachains và Parathread. Các chuỗi này kết nối với và được bảo đảm bởi Polkadot Relay Chain. Các mạng bên trong hệ sinh thái cũng có thể kết nối với các mạng bên ngoài thông qua các cầu nối.
- Relay chain (chuỗi chuyển tiếp): Trung tâm của Polkadot, chịu trách nhiệm về bảo mật được chia sẻ, sự đồng thuận và khả năng tương tác chéo của mạng.
- Parachains: Các Blockchain độc quyền có thể mã hóa thông báo riêng và tối ưu hóa chức năng của chúng cho các trường hợp sử dụng cụ thể.
- Parathreads: Tương tự như Parachains nhưng với mô hình trả tiền khi sử dụng. Tiết kiệm hơn cho các Blockchain không cần kết nối sử dụng mạng.
- Bridges: cho phép Parachains và Parathreads kết nối và giao tiếp với các mạng bên ngoài như Ethereum và Bitcoin.
- Tương tác linh hoạt: Polkadot giúp kêt nối liên chuỗi đa dạng từ dữ liệu, tài sản hay Token. Polkadot hỗ trợ xử lí giao dịch trên các chuỗi Blockchain song song nhau, giúp giải quyết vấn đề quy mô hiện đang tồn tại trên Ethereum.
- Framework Substrate: Substrate sẽ giúp người dùng dễ dàng tạo ra chuỗi Blockchain mới chỉ tròng vòng vài phút.
- Nâng cấp không cần Fork: Khi tích hợp tính năng mới và triển khai sửa lỗi, Polkadot không cần phải tiến hành Fork như như nhiều mạng lưới truyền thông.
- Bảo mật: Các mạng lưới sẽ độc lập về mặt quản trị song tính bảo mật thì luôn được đảm bảo toàn diện.
- Quản trị phân quyền: Mỗi các nhân tham gia vào mạng lưới đều có tiếng nói, đều có thể tham gia đóng góp vào hệ thống.
Nhược điểm của hệ sinh thái Polkadot
Nhược điểm lớn nhất của dự án Polkadot (DOT coin) chính là các dự án Parachain mới hoạt động nên còn rất nhiều vấn đề cần phải sửa và cải tiến. Hệ sinh thái của Polkadot vẫn đang dần được hoàn thiện, giới đầu tư vẫn có thể nhận thấy tiềm năng hứa hẹn của DOT coin trong tương lai.
Sharding chính một loại phân vùng để chia cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ hơn nhằm tiện cho việc quản lý. Thực hiện sharding sẽ thay thế được việc phải kiểm tra giao dịch bởi tất cả các node trên mạng. Khi đó, Sharding sẽ tiếp nhận hàng ngàn giao dịch trên mỗi giây thay vì phải chờ đợi để trải qua hàng loạt quá trình phức tạp.
Một số nhà đầu tư cũng tỏ ra e ngại về sharding. Bởi trên thực tế, hoạt động này có khả năng gây ra các lỗ hổng trong chuỗi, khi một node bị hỏng thì đồng thời cả hệ thống chuỗi cũng sẽ bị hư hại nghiêm trọng.
Đồng DOT (DOT coin)
DOT là token gốc của mạng lưới Polkadot thực hiện những chức năng chính như sau:
- Chức năng Quản trị: Nhà đầu tư có thể sử dụng đồng tiền ảo này cho việc quản lý và sửa chữa, phát triển giao thức.
- Chức năng Staking: DOT coin có khả năng tham gia cơ chế đồng thuận xuất hiện trên nền tảng mạng lưới chung, tương tự như Ethereum
- Chức năng Tiền thưởng: Đồng DOT cũng có thể trở thành phần thưởng dành cho những nhà đầu tư có hoạt động hiệu quả và tích cực trên nền tảng.
- Chức năng Bonding: Đây là một phương thức bằng chứng cổ phần. Thực tế là các nhà đầu tư có thể liên kết DOT coin với nhau bằng cách tạo ra các Parachain mới (Proof of Stake — PoS).
Thông tin DOT Coin:
- Token Name: Polkadot
- Ticker: DOT
- Blockchain: Polkadot.
- Token Standard: Đang cập nhật
- Contract: 0xa2c49cee16a5e5bdefde931107dc1fae9f7773e3
- Token Type: Utility, Governance.
- Total Supply: 1,103,303,471 DOT
- Circulating Supply: 987,579,314.96 DOT
DOT Allocation:
- Polkadot Auction: 50%.
- Web3 Foundation: 30%.
- Further Pre-Launch Distributions: 20%.
Đội ngũ phát triển
Robert Habermeier
- Là một thành viên của Thiel và là đồng sáng lập của Polkadot. Anh ấy có nền tảng nghiên cứu và phát triển về blockchain, hệ thống phân tán và mật mã. . Là thành viên lâu năm của cộng đồng Rust, anh ấy đã tập trung vào việc tận dụng các tính năng của ngôn ngữ để xây dựng các giải pháp hiệu quả và song song.
- 7/2016: Co-founder Polkadot Network.
- 5/2016: Core developer Parity Technologies.
- 3/2020: Partner tại Hypersphere Ventures cùng với Parner Jack Platts (Quỹ đầu tư mạo hiểm Web3.0, chuyên đầu tư và xây dựng công nghệ Blockchain. Hợp tác với các doanh chủ dự án và tham gia sâu vào cộng đồng mà nó đầu tư, từ vận hành các Nodes, tham gia quản trị, cung cấp tính thanh khoản và xây dựng các công cụ. Quỹ đã đầu tư vào các dự án hệ sinh thái Polkadot như Acala và Moonbeam.
Dr. Gavin Wood
- 1998 – 2005: tốt nghiệp các bằng đại học với chuyên ngành Master of Engineering/Computer Systems/Software Engineering/ Doctor of Philosophy, Music Visualisation for Human Computer Interface.
- Tháng 12/2013 – tháng 12/2015: Anh là Co-founder và CTO của Ethereum. Anh là đồng thiết kế giao thức Ethereum với Vitalik Buterin, và cũng là nhà thiết kế ngôn ngữ hợp đồng thông minh Solidit Anh còn đặt ra các thuật ngữ ngành như Web3 và Proof of Authority.
- Tháng 10/2015- Hiện tại: Co-founder Grid Singularity – một công ty phát triển phần mềm trao đổi năng lượng mô phỏng và vận hành thị trường liên kết năng lượng với nhau.
- Tháng 1/2017 – Hiện tại: President và Founder Web3 Foundation – Tổ chức phát triển và quản lý các công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực các giao thức phần mềm WEB phi tập trung (Decentralization, Benefit, Stabality).
- Tháng 10/2015 – Hiện tại: Founder và Lead Developer Parity Technologies – một giải pháp phần mềm tiên tiến cho các doanh nghiệp để khai thác toàn bộ giá trị của công nghệ phi tập trung.
Peter Czaban
- 2016: Tốt nghiệp trường ĐH Oxford: Bằng thạc sỹ, chuyên ngành kỹ sư khoa học.
- Từ tháng 3 – tháng 6/2016: Data Scientist GYANA – công ty cung cấp, tạo báo cáo cấp khoa học dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu của khách hàng/ doanh nghiệp trên một nền tảng dễ sử dụng.
- Từ tháng 9/2019: Anh là CTO của nền tảng Web3. Anh có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngành công nghiệp quốc phòng, tài chính, phân tích dữ liệu, học máy và phát triển kinh doanh.
Roadmap
- Tháng 07/2020: Triển khai Mainnet thành công.
- Tháng 12/2020: Triển khai Testnet của Parachain Rococo V2. Polkadot đang tung ra nền tảng mạnh mẽ nhất về bảo mật, khả năng mở rộng và đổi mới. Sau khi ra mắt khối khởi đầu của Chuỗi chuyển tiếp vào tháng 5 năm 2020, Polkadot hiện đang trên đà ra mắt một số Parachains vào năm 2021.
- PoA: Polkadot hoạt động như 1 chuỗi bằng chứng thẩm quyền (PoA) được duy trì bởi những người sáng lập Web3 Foundation. Chuỗi chỉ cho phép User yêu cầu mã thông báo Dot hay gửi yêu cầu xác thực. Web3 ra mắt Polkadot ở chế độ Proof of Authority.
- Npos: Trong Proof of Stake, mạng sẽ chạy với trình xác thực phi tập trung. Trong giai đoạn này, Web 3 sử dụng Sudo để tăng quá trình xác thực. Khi Web3 tự tin hoạt động tốt -> Khóa Sudo sẽ đưa ra thời gian chạy nâng cấp để kích hoạt quản trị của Polkadot.
- Quản trị và bỏ Sudo: Polkadot được kích hoạt, nó có thể bầu ra Hội đồng và Ủy ban kỹ thuật đầu tiên và bắt đầu chấp nhận các đề xuất công khai.
- Bật chuyển số dư: Polkadot cho phép chuyển số dư.
- Giới thiệu Parachain (Q3 – Q4 2021) Trước khi được kích hoạt bởi quản trị mạng của Polkadot, các Parachains sẽ được kiểm tra và tối ưu hóa trên cả Parachain Testnet và Kusama. Sau khi mã đã được kiểm tra, kiểm toán và đánh giá đầy đủ và các Parachains đang hoạt động trơn tru trên Kusama, quản trị Polkadot có thể kích hoạt Parachains và bắt đầu đấu giá thuê vị trí Parachain. Các khe cắm Parachain sẽ được đấu giá từng cái một, với mỗi cuộc đấu giá kéo dài khoảng hai tuần.
- Nâng cấp trong tương lai (Q1-Q3 2022) Các nâng cấp của Polkadot hiện đang được phát triển bao gồm nâng cấp lên XCMP ( Truyền thông điệp chuỗi chéo ) và khởi chạy Parathreads .
Tiềm năng của hệ sinh thái Polkadot
- Cạnh tranh và phối hợp với Ethereum
- Polkadot có thể lưu trữ, sống chung và phối hợp với nhiều blockchain khác nhau. Ở Ethereum chúng ta sẽ không thể lưu trữ BTC nhưng Polkadot hoàn toàn có thể.
- Với định vị song song và cạnh tranh với Blockchain khác, Polkadot có khả năng phát triển không giới hạn.
Đội ngũ sáng lập uy tín và chất lượng, có nhiều thành viên đã từng tham gia Ethereum.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu thông tin tổng quan về hệ sinh thái Polkadot. Tuy nhiên mỗi hệ sinh thái được tạo thành từ nhiều mảnh ghép khác nhau. Vậy các mảnh ghép trong hệ sinh thái Polkadot là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Tổng hợp