Theo báo cáo của Wall Street Journal (WSJ) và thông tin từ chính phủ Israel, từ tháng 8/2021 đến 6/2023, các tổ chức khủng bố như Hamas, Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) và Hezbollah đã nhận tổng cộng 134 triệu USD tiền mã hoá, thông qua các giao dịch ẩn danh.
Các hoạt động trên đã gây khó khăn cho việc truy tìm và ngăn chặn nguồn tài trợ này đối với các tổ chức khủng bố. Riêng Hamas đã thu được khoảng 41 triệu USD tiền mã hoá, trong khi các chiến binh tại Dải Gaza dưới sự chỉ huy của PIJ đã thu về 93 triệu USD tiền mã hoá.
Trước đó vào tháng 6/2023, các quỹ tiền mã hoá liên quan đến tổ chức Hezbollah cũng bị phong toả trên sàn giao dịch Binance, mặc dù số tiền chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Đến ngày 10/10, Binance tiếp tục hợp tác với cảnh sát Israel để đóng băng các tài khoản được nghi ngờ là của Hamas, ngay sau khi quốc gia Hồi giáo này tuyên bố tình trạng chiến tranh với Hamas.
Các cơ quan quản lý vật lộn với khủng bố được tài trợ bằng tiền mã hoá
Trong bối cảnh xung đột ngày càng gia tăng, công nghệ blockchain cho phép người dùng tránh các kênh ngân hàng truyền thống để chuyển tiền tức thời, điều này đã được khai thác triệt hơn bởi các tổ chức khủng bố nhằm trốn tránh các biện pháp giám sát tài chính. Chính quyền Mỹ và Israel đang phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc kìm chế hoạt động của các nhóm phiến quân.
Bộ Tài chính Mỹ đã chỉ trích việc kiểm soát tội phạm tài chính trên các sàn giao dịch tiền mã hoá còn nhiều lỗ hổng, vốn đã trở thành một công cụ thuận lợi cho các nhóm như Hamas, Nhà nước Hồi giáo và Al Qaeda dễ dàng kêu gọi tài trợ. Mặc dù Israel đã đóng băng các tài khoản tiền mã hoá của Hamas, nhưng việc xác định chính xác số lượng tài sản bị tịch thu vẫn là một thách thức.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Yoav Galant, cho biết việc sử dụng tiền mã hoá đang khiến công cuộc ngăn chặn tài trợ khủng bố trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, và nhấn mạnh nhiệm vụ này là không dễ dàng. Tuy nhiên, các hoạt triệt phá cơ sở hạ tầng tài chính trong thế giới tiền mã hoá vẫn sẽ tiếp tục, bất chấp bối cảnh nhiều hoạt động quân sự được tài trợ bằng tiền mã hoá ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, bản chất đa dạng của không gian tiền mã hoá, cùng với việc thiếu sót trong các biện pháp kiểm soát chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML/CFT) tại một số khu vực pháp lý cũng đã tạo ra các thách thức lớn.