Một dự án dựa trên blockchain không thể thành công nếu không có một cộng đồng vững mạnh.
Cộng đồng tiền mã hoá là một phần không thể thiếu đối với sự phát triển, tạo nên sự nhận thức, chấp nhận và thu hút sự tham gia của bất kỳ dự án blockchain nào. Cộng đồng bao gồm cả người dùng, nhà phát triển, và nhà cung cấp thanh khoản,…
Cộng đồng dự án tiền mã hoá có thể giúp kết nối người dùng lại với nhau và chia sẻ suy nghĩ, tìm hiểu thêm về dự án và tương tác với những người sáng lập. Các nền tảng như Telegram và Discord là những nền tảng phổ biến nhất để xây dựng cộng đồng hiện nay.
Hiệu ứng mạng lưới là một yếu tố tạo nên sự thành công của một dự án tiền mã hoá thông qua cộng đồng. Hiệu ứng này được miêu tả là khi một loại hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thu được nhiều giá trị hơn khi có nhiều người sử dụng hơn . Ví dụ: tiền mã hoá càng có nhiều người dùng thì càng cần nhiều công cụ và nền tảng. Điều này thu hút các nhà xây dựng đến với dự án, và tạo nên một hệ sinh thái gồm nhiều ứng dụng phi tập trung (dDapp), nền tảng, giao thức, dự án, sàn giao dịch phi tập trung (DEX), công cụ tài chính phi tập trung (DeFi) mới, … Hệ sinh thái này lại giúp dự án thu hút nhiều người dùng hơn.
Hiệu ứng mạng lưới của một cộng đồng phụ thuộc vào quy mô và mức độ kết nối giữa các thành viên, cũng như giá trị tương tác của các thành viên trong nhóm. Đây là lý do tại sao những người sáng lập cần phải tương tác với các thành viên trong cộng đồng của họ và chỉ định những người quản lý và điều hành cộng đồng để nuôi dưỡng cộng đồng đang phát triển.
Làm thế nào cộng đồng có thể giúp một dự án thành công?
Do tính chất phi tập trung của các dự án blockchain, cộng đồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công và lành mạnh của dự án. Ví dụ, một cộng đồng có nhiều người xây dựng và truyền bá tích cực sẽ tạo nên một dự án thành công. Mặt khác, một cộng đồng bị định hướng một cách yếu kém có thể thu hút những kẻ khai thác đến lợi dụng người dùng, dẫn đến sự sụp đổ của dự án đó.
Cộng đồng là bộ mặt công khai của một hệ sinh thái tiền mã hoá, là nơi truyền đạt cho thế giới lý do tại sao dự án đó lại quan trọng. Thành viên trong cộng đồng cũng có thể tạo nội dung để chia sẻ với người dùng khác trong hệ sinh thái, cách sử dụng token của dự án, sử dụng các công cụ khác nhau trong hệ sinh thái,…
Để có thể thu hút nhiều người tham gia của cộng đồng, các dự án cần phải thường xuyên phản hồi các câu hỏi của người dùng mới về các vấn đề khó khăn, tính năng mới,… Những tương tác này sẽ giúp cho những người sáng lập nguồn dữ liệu vô cùng giá trị để cải thiện các dự án của mình cũng như giải quyết mọi khó khăn mà họ có thể đã bỏ lỡ.
Một trong những thuận lợi của việc tạo cộng đồng tiền điện tử là rào cản gia nhập thấp. Người dùng chỉ cần tải xuống một ứng dụng miễn phí như Telegram, Discord và Twitter để tham gia.
Ngoài ra, Crowdsourcing là một lợi ích khác của cộng đồng tiền mã hoá, cho phép những người sáng lập gây quỹ bằng cách cấp cho các thành viên cộng đồng quyền truy cập vào doanh số bán token. Việc bán token không những gây quỹ cần thiết cho một dự án mà đồng thời nó còn mang lại nhiều lợi nhuận cho thành viên thông qua việc thưởng token nếu dự án thành công.
Quản trị cũng đóng một vai trò khi nói đến cộng đồng tiền mã hoá. Ví dụ, các tổ chức tự quản phi tập trung (DAO) có thể được thành lập, cho phép các thành viên có tiếng nói trong việc quản lý một dự án. DAO thường trao quyền biểu quyết cho người dùng dưới dạng token, và những người nắm giữ nhiều token hơn sẽ có nhiều quyền biểu quyết lớn hơn.
Tóm lại
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của cộng đồng. Các thành viên cộng đồng bao gồm người dùng, nhà xây dựng, nhà phát triển,… tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng và thành công của một dự án. Thúc đẩy một cộng đồng mạnh mẽ nên là một trong những mục tiêu chính cho bất kỳ dự án blockchain nào.
Nguồn: Hackermoon