Play-to-earn là gì?
Play-to-earn (P2E) là một mô hình mới trong thị trường game, nơi người chơi có thể nhận lại lợi ích tài chính thông qua việc chơi game và làm tăng giá trị thị trường của game này. Nói môt cách dễ hiểu thì Play- to-earn chính là chơi game để kiếm tiền.
Mô hình này phát triển cùng với sự ra đời của hàng loạt các game NFT như CryptoKitties hay AxieInfinity. P2E được đánh giá là mang lại nhiều tiềm năng cho ngành game. Thực chất, hình thức chơi game kiến tiền đã có từ lâu. Ví dụ ở những game Võ Lâm Truyền Kỳ, Đột Kích,… khi bạn cày được nick khủng và có item xịn, bạn có thể bán nick đó và kiếm tiền. Nhiều game cũng cho phép người chơi mua bán vật phẩm với nhau. Hoặc khi trình độ cao, người chơi có thể tham gia các giải đấu khác nhau.
Trong quá khứ, thường chỉ có người làm game và nhà đầu tư hưởng lợi. Với P2E, người chơi game cũng nhận lại lợi ích kinh tế khi bỏ thời gian và công sức ra chơi game. Tuy nhiên, tùy vào tựa game mà người chơi cũng được yêu cầu bỏ một khoản phí để tham gia chơi.
Sự bùng nổ của Play-to-earn
Gần đây, game P2E gần như phủ sóng khắp nơi và trở thành một chủ đề nóng hơn bao giờ hết. Sự bùng nổ này là do những nguyên nhân sau:
- Dùng công nghệ NFT làm đòn bẩy cho nhóm game Play to Earn.
- Quyền sở hữu thực sự (true ownership).
Dùng NFT làm đòn bẩy
NFT (Non-Fungible Token) là loại token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác. Các NFT sẽ đại diện cho những vật phẩm hay tài sản có giá trị sưu tầm khác nhau, chính vì thế NFT token được ứng dụng rất nhiều bởi các nghệ sĩ, họa sĩ hay nhà phát triển game để token hóa các sản phẩm của mình.
NFTs có tiềm năng phát triển rất lớn. Trước đây hầu hết NFT đều ở dạng các tác phẩm nghệ thuật như tranh, ảnh,… thứ mang lại giá trị cho chúng nằm ở câu chuyện đằng sau tính sưu tầm, giá trị mua bán. Tuy nhiên, Gaming đã tạo ra một giá trị khác cho NFT đó là tính ứng dụng.
Quyền sở hữu thực sự (true ownership)
Hồi xưa mình có chơi một tựa game, sở hữu một trang phục siêu hiếm và có thể bán với giá trị cao. Nhưng trong một sự kiện, phía nhà phát hành đã mở bán trang phục đó không giới hạn trong vòng 24h và sau đó trang phục của mình gần như không còn giá trị nữa.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về tình trạng game hiện nay, các vật phẩm trong game chỉ có thể được giao dịch trong game đó. Mọi quyền lực đều thuộc về nhà phát hành, họ có thể kiểm soát nguồn cung, công dụng và giá trị của vật phẩm chứ không phải là người chơi. Và nếu như nhà phát hành đó phá sản và đóng game, mọi giá trị và công sức của người chơi sẽ trở nên vô ích.
Một ví dụ khác là case của FiFa Online 3 nâng cấp lên FiFa Online 4, những người chơi nạp tiền vào FiFa Online 3 coi như mất hết số tiền mình nạp.
Ngược lại, với việc tận dụng NFT và các đặc tính của chúng, các game NFT giúp giải quyết bài toán ở trên và cho người chơi:
- Sở hữu thực sự: Người dùng sở hữu vật phẩm dưới dạng NFT (token) và được chứng nhận bởi Blockchain, do đó không nhà phát hành nào có thể lấy đi vật phẩm, kể cả sever có sập. Vật phẩm là token giúp người dùng có thể giao dịch với bất kỳ ai trên thế giới mà không bị giới hạn trong game như trước.
- Tính bảo lưu giá trị: NFT là độc nhất vô nhị, số lượng NFT được phát hành và các đặc tính của chúng là cố định và không thể thay đổi. Do đó sẽ không có chuyện vật phẩm hiếm trở nên “bớt hiếm” đi. Ngoài ra, với việc ngày càng nhiều hệ sinh thái game và các Dapps khác nhau hỗ trợ NFT, thì tính ứng dụng của chúng đang ngày càng tăng chứ không chỉ giới hạn ở một game duy nhất.
Tất cả những lợi thế trên giúp cho mô hình Play-to-Earn – Chơi game kiếm tiền trong thị trường Crypto thực sự tỏa sáng, người dùng có thể tự tin coi việc chơi game là một công việc thực sự giúp tạo ra thu nhập cho bản thân.
Người chơi game Play-to-earn kiếm tiền như thế nào?
Game NFT có thể hiểu là sự kết hợp của các trò chơi điện tử thông thường và NFT. Khác với game truyền thống, việc mã hóa các vật phẩm trong game sang dạng NFT giúp nó biến thành các tài sản mã hóa (digital assets), thuộc quyền sở hữu độc quyền của người chơi chứ không phải công ty game nữa. Từ đó người chơi có quyền trao đổi và mua bán NFT thông qua các sàn giao dịch trong game.
Các vật phẩm được mã hóa cũng sẽ dựa trên các cơ chế khác nhau của trò chơi (sưu tập thẻ bài, nhân giống, mở khóa, …) Ví dụ game CryptoKitties tạo NFT mới nhờ việc nhân giống, God Unchained hoạt động tương tự các trò sưu tầm thẻ bài …
Tóm lại, tương tự như việc mua bán NFT, mô hình P2E cho phép người chơi kiếm tiền kỹ thuật số thông qua việc mua bán trao đổi, có khả năng quy đổi ra tiền fiat.
Đầu tư với Play-to-earn liệu có khả thi?
Doanh thu NFT game hiện nay phụ thuộc phần lớn vào sự gia tăng người chơi. Hay nói cách khác các NFT trong game có giá trị cao hay không phụ thuộc phần lớn vào cộng đồng người chơi. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy nhìn cách mà Axie Infinity hoạt động. Không chỉ có những bước nhảy vọt về doanh thu, sự gia tăng giá trị các NFT trong game, game này còn cho ra mắt token AXS trên sàn Binance.
Philippines là một nước chứng kiến sự nhảy vọt về số lượng người chơi Axie Infinity. Phóng sự Play-to-earn của Coindesk đã cho thấy những người dân nông thôn chơi game NFT để tìm nguồn thu nhập chính trang trải cuộc sống.
Play-to-earn thực sự là mảnh đất màu mỡ khi ngày càng nhiều công ty đổ tiền vào đầu tư hình thức game này. Điều này không những giúp đa dạng hóa các thể loại game mà còn được đánh giá như một cuộc cách mạng hóa cho ngành công nghiệp game cũng như công nghệ.
Lời kết
Play to Earn là một hình thức tham gia các trò chơi giúp người dùng kiếm tiền dựa trên các nền tảng Blockchain. Trong mùa dịch hiện nay thì hình thức này như là một xu hướng giúp người chơi có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể mua token trên sàn và hold khi tin tưởng vào dự án đó.
PCB Tổng hợp