PancakeSwap là 1 trong những dự án đầu tiên trên BSC, dự án được ra mắt chỉ vài ngày sau khi Binance Smart Chain mainnet. Sản phẩm đầu tiên của dự án là AMM Pancakeswap, 1 phiên bản fork của Uniswap V2. Tuy nhiên nhờ vào nền tảng BSC, thời gian giao dịch và chi phí giao dịch trên PancakeSwap là rất rẻ so với Uniswap, điều đó đã giúp Pancakswap thu hút được 1 lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn thấp.
Qua thời gian, bên cạnh AMM, dự án cũng đã phát triển thêm nhiều sản phẩm để phát triển nền tảng của mình như Syrup Pools, IFO, Lottery, Team Battle,… Tất cả đều rất thành công và thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tham gia.
Xem thêm: Sàn giao dịch AMM là gì?
Phân tích mô hình PancakeSwap
PancakeSwap hiện có 7 sản phẩm chính, bao gồm:
- PancakeSwap AMM.
- Farms.
- Syrup Pools.
- Initial Farming Offering (IFO).
- Lottery.
- Prediction.
- Team battle.
PancakeSwap – nền tảng của dự án Pancake
PancakeSwap là sản phẩm đầu tiên và cũng là nền tảng cho sự phát triển của PancakeSwap, giúp giao dịch các token BEP20.
PancakeSwap là AMM fork từ Uniswap V2, sử dụng mô hình đường cong x*y=k. Vậy nên về cơ bản, mô hình hoạt động của PancakeSwap sẽ tương tự với Uniswap V2, kèm thêm 1 số cải tiến mới.
Quy trình hoạt động của PancakeSwap AMM diễn ra như sau:
(1): 1 Pool trên PancakeSwap sẽ có 2 loại tài sản, ví dụ là A và B, nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) sẽ bỏ 2 tài sản theo tỉ lệ 1:1 vào đó. Đồng thời nhận về LP token, đây là token đại diện cho quyền sở hữu 1 phần tài sản trong Pool.
(2): Trader muốn trao đổi từ A sang B, có thể bỏ A vào Pool và nhận về B.
(3): PancakeSwap hiện đang thu phí 0.25% giá trị mỗi giao dịch, phí này sẽ được chia:
- 0.17% (68%) cho LP (Liquidity Provider).
- 0.03% (12%) cho PancakeSwap Treasury.
- 0.05% (20%) được dùng để Buyback & Burn CAKE token
(4): Ngoài việc nhận 0.17% phí giao dịch, Liquidity Provider còn có thể đem LP token đi Staking, sẽ được thưởng thêm CAKE token, đây là chương trình Yield Farming của PancakeSwap để khuyến khích mọi người cung cấp thanh khoản nhiều hơn.
Cách PancakeSwap capture value cho CAKE token
PancakeSwap là sản phẩm nền tảng của Pancake và cũng là sản phẩm tạo ra nhiều doanh thu nhất. Hiện tại PancakeSwap đang có TVL và Volume số 1 trong số các DEX, vậy nên doanh thu của Pancake đang ở mức rất cao.
Ở PancakeSwap V1, 0.03% phí giao dịch sẽ được dùng để Buyback & Burn CAKE token, đến PancakeSwap V2, con số này đã lên 0.05%, tăng 66%.
Số tiền phí giao dịch này sẽ được PancakeSwap gom lại mua CAKE và đốt mỗi thứ 2 hàng tuần. Điều này sẽ giúp cho:
- CAKE token có 1 nguồn Buy Demand ổn định mỗi thứ 2 hàng tuần.
- Giảm nguồn cung CAKE trên thị trường.
Vậy nên khi PancakeSwap càng phát triển, CAKE token sẽ tăng mạnh, sản phẩm này đóng góp giá trị trực tiếp cho CAKE token và dự án CAKE.
Đây là sản phẩm PancakeSwap tập trung nhất và tạo ra nhiều Incentives để người dùng sử dụng sản phẩm này nhiều hơn.
Farms – Cơ chế Yield Farming
Farms là sản phẩm dùng để bootstrap cho TVL trên PancakeSwap, khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản nhiều hơn. Đây chính là bước (4) trong mô hình hoạt động của PancakeSwap.
Tuy nhiên, không phải Pool nào cũng được thưởng CAKE.
PancakeSwap có 1 số CAKE token nhất định để thưởng cho các Liquidity Provider các Pool trong Farms. Số CAKE được phân chia như thế nào, Pool nào được thưởng CAKE sẽ được quyết định thông qua Voting cộng đồng.
Mô hình hoạt động của Yield Farming trên PancakeSwap
Quy trình hoạt động rất đơn giản:
(1) User cung cấp thanh khoản trên PancakeSwap và nhận về LP token.
(2) User Stake LP vào các Pools trong Farms. Qua thời gian, user sẽ nhận được phần thưởng CAKE token.
Cách Yield Farming capture value cho CAKE token
Thông qua việc bootstrap cho TVL trên PancakeSwap, Yield Farming capture value 1 cách gián tiếp cho CAKE token.
Khi TVL trên PancakeSwap tăng sẽ thu hút các Trader giao dịch nhiều, tạo ra nhiều phí giao dịch ⇒ Pancake Treasury sẽ capture lại số phí đó, và tạo demand cho CAKE token.
Syrup Pools
Syrup Pools là 1 sản phẩm Staking, giúp user nhận các token 1 cách dễ dàng nhất. User chỉ Staking CAKE và nhận token 1 cách miễn phí.
Syrup Pools có 2 loại:
- Stake CAKE nhận CAKE.
- Stake CAKE nhận Token khác.
Mô hình hoạt động của Syrup Pools trên PancakeSwap
Mô hình hoạt động của Syrup Pools khá đơn giản, bao gồm 4 bước như sau:
(1) Ban đầu trên Syrup Pools sẽ có Pool Staking CAKE nhận CAKE. Các dự án muốn được tạo Pool trên Syrup Pools sẽ phải nộp đơn và được xét duyệt bởi Pancakeswap.
(2) Người dùng (CAKE holder) sẽ Staking CAKE của mình vào loại Pool mình thích.
(3) Sau thời gian, CAKE holder sẽ nhận được token một cách miễn phí, chỉ với việc Staking CAKE.
(4) Nếu token trả về là CAKE, người dùng có thể ReStaking CAKE token để nhận thêm phần thưởng. Hiện Pancakeswap đã có tính năng tự động tái đầu tư CAKE, phí dịch vụ là 2%.
Cách Syrup Pool capture value cho CAKE token
Nhìn chung, đây là 1 sản phẩm đơn giản nhưng giá trị mà Syrup Pool đem lại cho CAKE-holder và cả dự án PancakeSwap là rất lớn. Theo tokenomics của CAKE-token, số CAKE thưởng cho Syrup Pools là bằng với số CAKE thưởng cho các Pools trong Farms (Yield Farming).
Mà số Pool trên Syrup Earn CAKE hiện chỉ có 3 pools, bằng 1/30 so với số Pools trên Farms vậy nên phần thưởng trung bình trên từng Pools là rất cao, điều này tạo động lực cho người dùng tham gia vào vào Pool Earn CAKE nói riêng và các Pool khác trong Syrub Pools nhiều hơn.
Một số lợi ích của Syrup Pools cho CAKE-holder nói riêng và cả dự án PancakeSwap nói chung có thể kể đến như:
- Thưởng token cho CAKE holder.
- Tạo ra Buy Demand cho CAKE token: Lượng token thưởng lớn sẽ thu hút các nhà đầu tư tham gia mua CAKE để Staking. Hiện có hơn $4 B CAKE đang được stake trong Syrup Pool.
- Giúp Pancake có thêm nhiều đối tác mới.
- Nhiều cặp giao dịch, nhiều token sẽ được trade trên Pancake -> Phát triển sản phẩm PancakeSwap.
Tổng lại, Syrups Pools là sản phẩm đóng góp giá trị trực tiếp cho CAKE token, đồng thời cũng đóng góp giá trị gián tiếp thông qua việc phát triển PancakeSwap.
Đây chính là 1 trong những sản phẩm chính giúp PancakeSwap thành công như ngày hôm nay.
Initial Farming Offering (IFO) – Ra mắt token kiểu mới
IFO (Initial Farming Offering) thực chất là một hình thức gọi vốn tương tự IDO, nhưng tài sản dùng để tham gia gọi vốn sẽ là LP token đến từ việc cung cấp thanh khoản Pool CAKE – BNB.
Nếu ở các nền tảng khác, người dùng phải mua native token như POLS, DAO,… stake mới có thể tham gia IDO, thì với PancakeSwap, người dùng chỉ cần cung cấp thanh khoản một lượng đủ lớn là có thể tham gia mà không dựa vào may mắn.
Mô hình hoạt động của IFO trên PancakeSwap
Quy trình hoạt động của sản phẩm IFO sẽ diễn ra theo 4 bước chính như sau:
(1) Đầu tiên, các dự án nộp đơn lên PancakeSwap để được xét duyệt vào IFO.
(2) Người chơi muốn tham gia vào IFO phải thực hiện theo 2 bước:
- (2.1) Cung cấp thanh khoản cho Pool BNB/ CAKE trên PancakeSwap và nhận về LP token.
- (2.2) Staking LP token vào trong IFO Pool.
(3) IFO sẽ phân chia số Token được bán trong IFO theo cơ chế Overflow (phân chia theo tỉ lệ đóng góp). Số LP token dư sẽ được trả lại cho người tham gia
Ví dụ: IFO kêu gọi $1,000,000 mà có tới $10,000,000 đóng góp vào Pool, tức là Overflow x10. Vậy nếu đóng góp vào Pools $10,000 giá trị LP token, người dùng chỉ được mua token bằng 1/10 số đó, tức là $1,000. Số LP token dư trị giá $9,000 sẽ được gửi trả lại.
(4) Sau khi nhận số LP token kêu gọi được trong IFO. PancakeSwap sẽ remove liquidity của các LP token đó, nhận về CAKE và BNB.
- (4.1) CAKE sẽ được đem đi Burn.
- (4.2) BNB sẽ được đưa về cho dự án.
Cách IFO capture value cho CAKE token
Có thể thấy, IFO là 1 gọi vốn khá độc đáo, thông qua việc gọi vốn, PancakeSwap đã khuyến khích người dùng tham gia Farming, cung cấp thanh khoản nhiều hơn.
Đồng thời PancakeSwap cũng tạo ra thêm những Incentives cho Liquidity Providers của Pool BNB/CAKE, LP token không chỉ được nhận phí, nhận CAKE, mà còn được nhận thêm Token mới ra mắt lần đầu.
Tổng lại, IFO capture value cho CAKE token theo 5 cách chính như sau:
- Tăng nguồn cầu CAKE: Người tham gia yêu cầu phải mua BNB và CAKE để cung cấp thanh khoản, hiện có hơn $4 B đang được stake trong Pool BNB/CAKE.
- Giảm nguồn cung CAKE: Số CAKE thu được trong quá trình bán token (tương đương với 50% giá trị thu được) sẽ được đem đi đốt, giảm lượng cung CAKE trên thị trường.
- Tạo thêm Incentives cho Liquidity Provider: Điều này sẽ giúp các LP cung cấp thảnh khoản nhiều hơn và lâu hơn, tạo sự bền vững cho nền tảng Pancake.
- Giúp Pancake có thêm nhiều đối tác.
- Nhiều Token được ra mắt trên IFO, sẽ thúc đẩy sự phát triển của AMM PancakeSwap, khi đó CAKE holder sẽ là những người hưởng lợi.
Có thể thấy, IFO là 1 sản phẩm độc đáo của PancakeSwap, sản phẩm này trực tiếp đóng góp rất nhiều giá trị cho CAKE token, đồng thời cũng thúc đẩy sự gia tăng của TVL, các cặp giao dịch trên AMM Pancakeswap, qua đó cũng gián tiếp tạo ra giá trị cho CAKE token.
Lottery
Lottery là 1 hình thức xổ số trên Pancake. Người chơi dùng CAKE để mua 1 vé gồm 4 chữ số, nếu trúng thưởng sẽ được chia 1 phần tài sản trong Pool thưởng.
Mô hình hoạt động của Lottery
Quy trình hoạt động của Lottery diễn ra theo 4 bước như sau:
(1) Để tham gia vào Lottery, user dùng CAKE để mua vé, 1 CAKE = 1 vé.
- (1.1) Sau khi gửi CAKE, sẽ nhận được ticket tham gia Lottery.
- (1.2) Số CAKE dùng để mua vé sẽ được góp vào Reward Pool chung.
(2) PancakeSwap cũng đóng góp 1 lượng CAKE vào Pool để tăng phần thưởng, khuyến khích user tham gia.
(3) Chương trình xổ số sẽ diễn ra, như những chương trình xổ số thông thường, sẽ có người thắng và người thua.
- (3.1) Thua:User không nhận được gì, và mất số tiền mua vé.
- (3.2) Thắng: User sẽ được chia số CAKE trong Pool, tùy vào giải.
(4) Số tiền trong Reward Pool sẽ được phân phối như sau:
- (4.1) 80% CAKE trong Pool sẽ dùng để thưởng cho người chiến thắng, trong đó:
– 50% CAKE sẽ chia cho người trúng giải nhất, trúng cả 4 số.
– 20% CAKE chia cho những người trúng giải nhì, trúng 3 số.
– 10% CAKE chia cho những người trúng giải ba, trúng 2 số.
– Trong trường hợp nếu không ai trúng giải, tiền thưởng sẽ được dồn cho lần xổ số tiếp theo. - (4.2) 20% CAKE còn lại sẽ được đem đi đốt.
Cách Lottery capture value cho CAKE token
Lottery là 1 sản phẩm phụ, không quá liên quan đến các sản phẩm chính như AMM, IFO, Syrup Pools,… tuy nhiên sức hút của Lottery với người dùng PancakeSwap cũng rất lớn, bởi tính dễ tham gia, thân thiện với người dùng thông thường, và giải thưởng rất cao. Từng có 1 người trúng giải nhất trên Lottery, với giải thưởng lên đến $10 Triệu USD.
Điều này cho thấy PancakeSwap đã thành công với sản phẩm Lottery này, dự án đã thành công tạo ra 1 sân chơi trên Pancake, giữ chân người dùng của mình.
Hiện tại, Lottery capture value cho 2 cách như sau:
- Tăng nguồn cầu CAKE: Người chơi phải dùng CAKE để mua ticket.
- Giảm nguồn cung CAKE: 20% Pools CAKE thưởng sẽ được đem đi đốt.
⇒ Lottery là sản phẩm capture value trực tiếp cho CAKE holder.
Prediction
Prediction là 1 thị trường dự đoán trên PancakeSwap, sản phẩm , user tham gia dự đoán BNB sẽ tăng hay giảm trong 1 khoảng thời gian nhất định để nhận phần thưởng.
Sản phẩm hiện đang trong giai đoạn Beta, và sẽ sớm ra mắt bản chính thức trong thời gian tới.
Mô hình hoạt động của sản phẩm Prediction
Lấy ví dụ trong khung thời gian 5 phút. Quy trình hoạt động của sản phẩm Prediction sẽ diễn ra theo 3 bước đơn giản như sau:
(1) Người chơi dự đoán giá BNB trong khoảng 5 phút sắp tới, và đặt cược số tiền vào UP Pool hoặc DOWN Pool.
(2) 3% số tiền mỗi Pools sẽ được chuyển đến Pancake Treasury, và được dùng để Buyback & Burn CAKE token vào mỗi thứ 2 hàng tuần.
(3) Sau 5 phút có kết quả về giá BNB:
- Nếu giá thấp hơn giá lúc bắt đầu: Người đặt cược vào DOWN Pool sẽ thắng, số tiền trong UP Pool sẽ được chia đều cho các người chơi đặt vào DOWN Pool.
- Ngược lại, nếu giá cao hơn giá lúc bắt đầu: Người đặt cược vào UP Pool sẽ thắng, số tiền trong DOWN Pool sẽ được chia đều cho các người chơi đặt vào UP Pool.
Prediction capture value cho CAKE token như thế nào?
Tương tự như thị trường xổ số, thị trường Prediction cũng rất lớn trong tài chính truyền thống. Cùng với sản phẩm Lottery, sản phẩm Prediction chắc chắn sẽ giúp Pancake thu hút rất nhiều người tham gia.
Hiện tại Prediction capture value cho CAKE theo 1 cách duy nhất: 3% số tiền tham gia mỗi Round dự đoán sẽ được dùng để mua CAKE và đốt.
3% thực sự là 1 con số không hề ít.
Hiện tại Prediction chỉ ở trong phiên bản Beta, và Pancake vẫn chưa có 1 incentives nào cho người tham gia Prediction, nhưng hiện tại số lượng BNB tham gia mỗi Round đã lên khoảng 30 BNB ~ $16K USD tham gia.
Team Battle (Competition)
Team Battle là 1 game trò chơi dành cho các đội nhóm trên PancakeSwap. Các đội sẽ thi với nhau, 3 đội có volume giao dịch cao nhất sẽ cùng chia 1 Pool thưởng 200,000 CAKE, tương đương với ~$6 M hiện nay.
Nếu user không có nhóm, user có thể gia nhập các nhóm có sẵn trong Team Battle. Chi phí tham dự là 1.5 CAKE:
- 1 CAKE dùng để tạo hồ sơ cá nhân.
- 0.5 CAKE dùng làm phí để gia nhập đội.
Mô hình hoạt động của Team Battle
Quy trình hoạt động của Team Battle diễn ra như sau:
(1) Đầu tiên, user phải tạo hồ sơ cá nhân và gia nhập nhóm. Số tiền phí tạo hồ sơ sẽ bị đốt đi.
(2) Phần thưởng cho cuộc thi Team Battle sẽ là 200.000 CAKE ~ $6 Triệu USD, số tiền này được lấy từ Pancake Treasury.
(3) Các đội sẽ thi nhau Trade trên PancakeSwap, đội nào có Volume giao dịch cao nhất sẽ được nhận thưởng.
(4) Phần thưởng trong Reward Pools sẽ được phân phối đến các đội chiến thắng.
Cách Team Battle capture value cho CAKE token
đây là 1 sản phẩm rất hay của PancakeSwap, khẳng định hệ thống Incentives của Pancake là 1 trong những hệ thống tốt nhất DeFi hiện nay.
Dự án đã tạo ra Incentives cho các LP token, các CAKE holder, bây giờ dự án tiếp tục tạo thêm Incentives cho 1 bộ phận lớn còn lại ⇒ Incentives cho các Traders.
Tuy nhiên thay vì Incentives cho từng Traders cụ thể, PancakeSwap tạo Incentives theo từng team, điều này tạo sân chơi cạnh tranh giữa các đội, gắn kết các thành viên trong cộng đồng Pancake.
Qua sân chơi này, Team Battle capture value cho Pancake token qua 2 cách:
- Trực tiếp: Tăng buy Demand cho CAKE, mỗi đối tượng tham gia được yêu cầu phải tạo hồ sơ cá nhân, tiêu tốn 1.5 CAKE.
- Gián tiếp: Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trên PancakeSwap, tạo phí ra giao dịch, qua đó gián tiếp capture value vào CAKE token.
Tổng quan về mô hình hoạt động của PancakeSwap
Tất cả các sản phẩm của PancakeSwap đều có sử dụng hoặc liên quan CAKE token. CAKE token rõ ràng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái PancakeSwap.
Trong PancakeSwap, CAKE token có 5 chức năng chính sau:
- Thưởng cho Liquidity Provider trong AMM PancakeSwap: Đây là chức năng chủ đạo của CAKE token.
- Thưởng cho người tham gia các sản phẩm khác: Người tham gia xổ số (Lottery), các Traders (Team Battle),
- Staking: CAKE Staking trong Syrup Pools sẽ được hưởng thêm CAKE hoặc các token khác.
- Farming: CAKE token cũng có thể được dùng để cung cấp thanh khoản trong các Pool, (số Pools, TVL, APY,…)
- Công cụ để tham gia các sản phẩm trong Pancake: Lottery, NFT, Team Battle,…
2 chức năng đầu là 2 chức năng quan trọng nhất của CAKE, thúc đẩy sự phát triển của Pancake. Tuy nhiên điều này cũng làm nguồn cung cấp tăng lên mỗi ngày.
⇒ Để giải quyết vấn đề trên, PancakeSwap đã tạo ra nhiều sản phẩm ⇒ Tạo nhiều doanh thu ⇒ Mua lại CAKE trên thị trường và đốt ⇒ qua đó giảm nguồn cung của CAKE.
Tổng quan mô hình hoạt động của PancakeSwap sẽ diễn ra như sau
(1) PancakeSwap và cộng đồng sẽ voting để quyết định số CAKE supply được mint ra hàng ngày sẽ được sử dụng như thế nào.
(2) Số CAKE tăng thêm sẽ được sử dụng để tạo Incentives, phát triển các sản phẩm của PancakeSwap. Các sản phẩm chính bao gồm AMM PancakeSwap, Initial Farming Offering (IFO), Syrup Pools, Lottery, Battle Team,…
(3) Các sản phẩm này được tạo ra và phát triển nhằm 3 mục đích chính:
- (3.1) Tăng Doanh thu để Buyback & Burn CAKE token: Đây là mục đích chủ đạo của các sản phẩm của PancakeSwap, đốt bớt CAKE token để hạn chế sự lạm phát do các chương trình Incentives. Qua đó ổn định giá CAKE token và cũng ổn định dự án.
- (3.2) Tạo ra Doanh thu cho Pancake Treasury: Dự án sẽ có 1 bài báo cáo minh bạch về việc chi tiêu trong Pancake Treasury. Đa phần số tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động của PancakeSwap, xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương cho nhân viên,… Từ đó tạo tiền đề để phát triển dự án.
- (3.3) Tạo Buy Demand cho CAKE token: Đa số các sản phẩm đều yêu cầu CAKE để tham gia, điều này tạo Buy Demand cho CAKE ⇒ Giá CAKE tăng sẽ tăng phần thưởng Incentives cho các sản phẩm ⇒ Các sản phẩm sẽ thu hút hơn.
⇒ Từ 3 mục đích này, đã tạo ra 3 Flywheel giúp dự án Pancakeswap phát triển nhanh chóng
Tổng lại, với tầm nhìn phát triển các sản phẩm xoay quanh CAKE token, PancakeSwap đã tạo ra 1 hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ.
CAKE Tokenomics
Điểm đặc biệt nhất trong Tokenomics của CAKE là CAKE có nguồn cung vô hạn, không có mức trần dành cho nguồn cung của CAKE token.
Mà CAKE lại được sử dụng rất nhiều trong hệ sinh thái Pancakeswap, trong mọi sản phẩm, vậy nên quản lí nguồn cung là 1 nhiệm vụ rất quan trọng.
Thông thường mỗi tháng sẽ có 1 proposal để quản trị và phân chia phần thưởng CAKE token như thế nào là hợp lí. Proposal này sẽ được voting bởi cộng đồng.
Đây là tokennomics hiện nay của CAKE token:
Lượng CAKE được mint ra mỗi ngày hiện nay khoảng ~530,000 CAKE, số CAKE này sẽ được dùng thưởng cho các sản phẩm:
- Syrup Pools: 288,000 CAKE.
- Farms (Yield Farming Pools) : 238,000 CAKE.
- Lottery Pools: 4,000 CAKE.
Và để đền bù, hạn chế lại nguồn cung CAKE tăng thêm mỗi ngày này, có PancakeSwap đã phát triển các nguồn thu được dùng để mua và đốt CAKE, bao gồm:
- 100% CAKE được raised từ IFO.
- 100% CAKE được dùng để tạo Profile người dùng và tạo NFT.
- 20% CAKE được sử dụng để mua tickets.
- 0.05% phí mỗi giao dịch trên AMM PancakeSwap
- 3% số tiền tham gia mỗi vòng trong Prediction market.
- 2% Yield thu được từ sản phẩm Auto CAKE pool.
Có thể thấy, rất nhiều sản phẩm được hưởng lợi, bootstrap bằng CAKE token. Và cũng rất nhiều sản phẩm tạo ra doanh thu để thu mua lại và đốt CAKE.
⇒ Quản trị nguồn cung CAKE là 1 vấn đề rất phức tạp. Nếu nguồn cung CAKE dư thừa sẽ tạo áp lực bán cho CAKE token, nếu số CAKE được mint ra quá thấp, sẽ không đủ Incentives để thu hút các bên tham gia.
Mục tiêu cuối cùng của việc quản trị là để “Số CAKE mint ra = Số CAKE bị đốt mỗi ngày”.
Quay trở lại với mô hình hoạt động của PancakeSwap.
Có thể thấy, dự án có 3 vòng flywheel, nếu “Số CAKE mint ra = Số CAKE bị đốt mỗi ngày”.
- Vòng flywheel 1 (3.1) sẽ bị triệt tiêu, không tạo ra thêm giá trị thặng dư.
- Vòng flywheel 2 (3.2) và 3 (3.3) vẫn sẽ tiếp tục,
– Doanh thu cho Pancake Treasury tăng -> tạo nền tảng cho Pancakeswap phát triển dự án.
– Buy Demand CAKE tăng -> Giá CAKE tăng -> Tăng giá trị Incentives, qua đó thu hút người dùng sử dụng sản phẩm.
Vòng lặp của Pancake vẫn sẽ hiệu quả, giá CAKE tăng mạnh trong thời gian gần đây là minh chứng rõ nhất cho thấy mô hình này đang đi đúng hướng.
Cách PancakeSwap Capture value cho CAKE token
Pancakeswap Capture value cho CAKE token theo 1 số cách như sau:
- Governance: CAKE-holder có thể tham gia vote các Proposal Quản trị.
- Tạo nhu cầu mua: Có rất nhiều nhu cầu mua CAKE trong hệ sinh thái Pancake
– Farming: Tham gia Farming CAKE trên các Pools trong Farms.
– Staking: Staking CAKE trong Syrup Pools và hận được token miễn phí.
– Tham gia các trò chơi trên Pancake: IFO, Lottery, Team Battle,… - Giảm lượng cung CAKE: Phần lớn doanh thu của Pancake được dùng để mua CAKE và đốt. Bằng cách đốt đi lượng cung CAKE vào mỗi thứ 2 hàng tuần.
Tổng kết
Pancake là 1 trong những AMM đời đầu trên BSC và hiện đang chiến thắng hoàn toàn các đối thủ khác ở mảng này. Mô hình hoạt động của PancakeSwap là 1 mô hình rất dễ để phát triển. Dự án có thể tạo 1 một sản phẩm mới, gắn giá trị của CAKE token vào đó, vậy là sản phẩm có thể dễ dàng được đưa vào hệ sinh thái Pancake.
Tận dụng được lượng người dùng rộng lớn của dự án, cùng với đó là tận dụng được tokenomics của CAKE token, Pancakeswap nhất định sẽ phát triển mạnh và giữ vững được ví trí của mình.
Nguồn: Coin98 Insights
Đây thực sự là một bài viết về đề tài farming hay nhất hiện nay, rất rất cám ơn tác giả đã đóng góp. Và mình mong chờ 1 bài viết của tác giả về chủ đề thanh khoản của các sàn DEX. Một lần nữa cám ơn bài viết vô cùng chất lượng này