Tài chính phi tập trung (DeFi) bùng nổ đi kèm với suy thoái thị trường sau các sự kiện phá sản gần đây đã làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về một hệ thống an toàn và hiệu quả hơn trong thị trường tài sản số. Vậy làm thế nào để các Chính phủ, tổ chức tài chính và các công ty cung cấp dịch vụ DeFi có thể vượt qua được thách thức này?
Câu trả lời nằm ở việc khám phá các lựa chọn thay thế khả thi như Tiền số của Ngân hàng Trung ương (CBDC); Tài sản tiền gửi được mã hóa và Stablecoin. Mỗi công cụ đều đi kèm với ưu và nhược điểm riêng, nhưng liệu chúng có thể cộng sinh cùng tồn tại trong không gian DeFi đang phát triển? Sự tin tưởng và dễ dàng mua lại các giao dịch sẽ là chìa khoá.
Khám phá các công cụ tài chính mới
CBDC là phiên bản kỹ thuật số của tiền pháp định do Ngân hàng Trung ương của một quốc gia phát hành và quản lý. Chúng mang lại hiệu quả về mặt thanh toán và giao dịch trực tiếp thông qua các chính sách tiền tệ, tuy nhiên cũng đặt ra mối lo ngại về quyền riêng tư, thách thức về công nghệ và có thể phá vỡ mô hình họa động của các ngân hàng truyền thống.
Trong khi đó, tiền gửi được mã hóa là đại diện kỹ thuật số của các khoản tiền gửi được giữ tại một tổ chức tài chính, được chuyển đổi thành các token trên blockchain có thể chuyển nhượng và dễ tiếp cận. Loại tài sản này hứa hẹn cải thiện tính thanh khoản, giao dịch xuyên biên giới hiệu quả và có quyền sở hữu một phần. Tuy nhiên, tiền gửi được mã hóa cũng mang rủi ro liên quan đến tổ chức phát hành, chịu sự giám sát theo quy định và hạn chế quyền truy cập.
Còn với stablecoin, đây là tài sản số được phát hành trên các nền tảng blockchain, thế chấp bằng các loại tài sản thực như tiền mặt, trái phiếu, vàng,… phổ biến nhất là đồng USD nhằm mang lại sự ổn định về tỷ giá. Stablecoin có thể đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch tiền mã hóa và các ứng dụng DeFi nhưng chứa đựng rủi ro liên quan đến tính tập trung, sự thiếu minh bạch và không rõ ràng về pháp lý.
Chúng có thể cùng tồn tại không?
Cả ba công cụ trên đều được thiết kế để cung cấp sự ổn định và tận dụng nền tảng công nghệ blockchain, giúp các giao dịch trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Các công cụ này chia sẻ tiềm năng để tăng khả năng tiếp cận tài chính toàn diện, đặc biệt đối với nhóm đối tượng dân số chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.
Các rủi ro và cảnh báo chính hiện xoay quanh vấn đề phát hành, quản lý, khả năng tiếp cận hạn chế, cũng như các yếu tố rủi ro cụ thể khác. CBDC và tiền gửi mã hóa phải tuân thủ quy định của Chính phủ và các quy tắc bảo vệ tiền gửi, trong khi các stablecoin phải dựa vào tính minh bạch và quản lý các tài sản thế chấp cơ bản.
Mặc dù CBDC và tiền gửi mã hóa có thể phải đối mặt với những hạn chế, nhưng stablecoin dường như đang dễ tiếp cận hơn. Vậy chúng có thể cùng tồn tại trong bối cảnh bùng nổ của DeFi?
Câu hỏi này đặt ra thách thức dành cho các Chính phủ, các tổ chức tài chính và tổ chức phát hành stablecoin phải cùng nhau tập trung phát triển các công cụ của riêng họ, đồng thời điều chỉnh chiến lược để cùng nhau tồn tại.
Các Chính phủ chắc chắn không dễ dàng từ quyền bỏ kiểm soát tiền tệ, tuy nhiên CBDC hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, chưa kể tại Mỹ đang kêu gọi cấm CBDC, còn ở châu Âu vẫn còn một chặng đường dài.
Tương tự, các tổ chức tài chính đang cố gắng duy trì mối quan hệ khách hàng bằng cách thúc đẩy tùy chọn tiền gửi mã hóa, nhưng vẫn chưa thể triển khai thương mại loại tài sản này.
Trong khi đó, Stablecoin cũng đang cần những nhà giám sát có kinh nghiệm để quản lý tài sản dự trữ hiệu quả, giải quyết các vấn đề minh bạch và điều hướng bối cảnh pháp lý đang phát triển.
Tuy nhiên khi thị trường tài sản số phát triển, nhiều người dùng có thể phản đối việc tăng cường giám sát của Chính phủ đối với các hoạt động tài chính của họ để ủng hộ stablecoin, hơn là các lựa chọn thay thế của các tổ chức.
Trong bối cảnh này, sẽ không dễ để chọn ra một công cụ tốt nhất. Sự cùng tồn tại của CBDC, tiền gửi mã hóa và stablecoin xoay quanh việc tạo ra sự cân bằng phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như đảm bảo niềm tin vào việc mua lại của họ dưới dạng giao dịch thanh toán.
Việc cùng tồn tại ổn định nên được thúc đẩy bởi các ứng dụng mới, các Ngân hàng Trung ương có thể tiếp tục ban hành các chính sách tiền tệ và phát hành tiền số dựa vào các tổ chức tư nhân được cấp phép như Ngân hàng thương mại, các giao thức được kiểm toán để phân phối ra thị trường.
Các tổ chức tài chính và phi tài chính trong lịch sử luôn thúc đẩy sự đổi mới trong thanh toán B2B và B2C, vì vậy họ có vị trí thuận lợi để chiếm ưu thế trong thế giới kỹ thuật số, tạo ra một hệ sinh thái hài hòa nơi CBDC, tiền gửi mã hóa và stablecoin đều có thể phát triển mạnh.
Khi DeFi vẫn đang phát triển, việc hiểu được sắc thái và tiềm năng của mỗi công cụ là rất quan trọng trong việc xác định vai trò tương lai của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu. Sự tin tưởng vào việc mua lại như một hình thức giao dịch thanh toán sẽ là nền tảng cho ‘sự cùng tồn tại’ và thành công của chúng trong hệ sinh thái DeFi.
PCB Tổng hợp