Công nghệ blockchain có tiềm năng giải quyết nhiều thách thức hiện diện trong ngành nghệ thuật truyền thống như không giới hạn trong việc xác định nguồn gốc, gia tăng sự phổ biến và tiếp cận của cộng đồng. Ngoài ra có thể đảm bảo sự công bằng trong việc trả tiền cho các nhà sáng tạo nghệ thuật.
Thông qua các tác phẩm được mã hoá (NFT), công nghệ blockchain đã thúc đẩy một thị trường nghệ thuật toàn diện hơn và phá vỡ các rào cản để dân chủ hóa ngành nghệ thuật.
Lợi thế quan trọng của công nghệ blockchain trong nghệ thuật
Công nghệ blockchain cho phép chia nhỏ tài sản một cách đơn giản, phân phối toàn cầu và dễ dàng khám phá – tất cả đều giảm thiểu các rào cản để tham gia và cho phép người sưu tập bắt đầu hành trình của mình vào thế giới nghệ thuật số. Đặc biệt, việc dễ dàng chia nhỏ tài sản sẽ giúp những người dùng có số vốn nhỏ có thể tiếp cận và đầu tư vào những tác phẩm nghệ thuật đắt tiền.
Quyền sở hữu một phần tác phẩm được cung cấp bởi các NFT có thể giúp nghệ thuật dễ tiếp cận hơn với người dùng, khi cho phép họ đầu tư vào một phần thay vì phải bỏ hàng triệu USD để mua toàn bộ tác phẩm đó. Điều này làm giảm chi phí đầu vào cho các nhà đầu tư tiềm năng và giúp các tài sản đắt tiền được tiếp cận một cách rộng rãi.
Đặc biệt trong hợp đồng thông minh cơ bản của một NFT, nhà sáng tạo có thể thiết lập một khoản phí bán lại và sẽ được tự động trả vào ví của họ. Do đó, nếu một trong các tác phẩm nghệ thuật số khi được bán lại trong tương lai, blockchain có thể theo dõi giao dịch, thông qua điều kiện đã mã hóa trước đó để đảm bảo nghệ sĩ nhận được một phần từ số tiền người bán thu được.
Blockchain còn giúp giải quyết nhiều vấn đề trong thị trường nghệ thuật truyền thống, bao gồm nguồn gốc (biết được nơi token được tạo và đã được sử dụng), phân phối (trao đổi các token từ bất cứ đâu trên thế giới), và cộng đồng (dễ dàng xác định các nhà sưu tầm khác và có sở thích chung). Các nghệ sĩ có thể tạo ra trải nghiệm cho khách hàng và có khi nhiều tài sản được hiển thị trên chuỗi, nhiều người sẽ có thể tham gia vào thị trường tài chính của các tài sản đó.
Phòng triển lãm nghệ thuật số giúp các tác phẩm được mã hoá trở nên phổ biến hơn
Có hai lý do chính để đầu tư vào một tác phẩm nghệ thuật: vì nó đẹp mắt và mang lại cảm xúc, cũng như giúp tìm kiếm lợi nhuận đầu tư vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Các phòng triển lãm nghệ thuật số có thể giúp trao đổi tác phẩm từ bất kỳ đâu mà không cần nhà đầu tư phải đến thăm bảo tàng hoặc bộ sưu tập riêng. Những phòng trưng bày kỹ thuật số này cũng cho phép đưa nhiều tác phẩm nghệ thuật gốc bằng cách mã hoá trên những không gian mới sáng tạo, mở rộng quyền truy cập công khai hơn.
Hiện người dùng có thể thấy nhiều phòng triển lãm nghệ thuật thực tế như PACE tại thành phố New York, họ đang lắp đặt các màn hình hiển thị các tác phẩm nghệ thuật dựa trên NFT. Những phòng trưng bày truyền thống thông minh sẽ bắt kịp các xu hướng nghệ thuật mới để đưa vào không gian của họ, cũng như tìm cách sáng tạo hơn để đưa các tác phẩm vật lý đang có được mã hoá trên không gian số.
Trong khi đó, các phòng triển lãm kỹ thuật số vẫn đang chậm chạp trong việc mã hoá các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, tuy nhiên trong thời điểm công nghệ blockchain ngày càng đi vào cuộc sống, người dùng có thể mong đợi những thay đổi về không gian triển lãm số sẽ phổ biến hơn, tiếp cận được nhiều cộng đồng trong tương lai.
Niềm tin vào xu hướng mã hoá tác phẩm nhằm mang đến dân chủ cho thị trường nghệ thuật
Trong bối cảnh nghệ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng chiếm sóng, người dùng sẽ cảm nhận được ý nghĩa thực sự từ các tác phẩm do con người mang lại cho nền văn hoá. Các tác phẩm thực tế giàu cảm xúc sẽ không còn độc quyền nằm trong tay giới thượng lưu, việc mã hoá các tác phẩm sẽ đem lại sự công bằng và mở ra một làn sóng mới trong ngành sưu tầm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường nghệ thuật.
Theo tình hình hiện tại, bất kỳ tác phẩm nghệ thuật vật lý nào vẫn cần một lớp niềm tin của con người, phải xác định được rằng tài sản cơ bản vẫn tồn tại, nhóm quản lý tác phẩm có trách nhiệm, và tác phẩm đó được bảo hiểm. Ví dụ tại Mỹ, quá trình này thường liên quan đến các nhà định giá, các tệp đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và các tài liệu liên quan. Bất kỳ nền tảng nào cũng sẽ cung cấp và bảo đảm những tiêu chuẩn này.
Đối với các tài sản có nguồn gốc kỹ thuật số, công nghệ blockchain sẽ ghi lại thời điểm tạo ra tác phẩm, tạo ra ở nền tảng nào, được di chuyển đi đâu và về đâu, tất cả đều được dữ liệu ghi lại trên chuỗi. Điều thú vị đối với loại tài sản này là người sở hữu có thể kể những câu chuyện về vòng đời của tác phẩm đó, hay quá trình để tạo ra nó.
Đã có nhiều nền tảng cho phép tìm kiếm các tác phẩm nghệ thuật số xuất hiện như OpenSea, LookRare, Manifold, v.v., Do dó các nghệ sĩ ít tên tuổi hay người dùng bình thường cũng có thể đưa tác phẩm nghệ thuật số của họ đến gần với công chúng.
Cách để mua bán các loại tài sản này cũng vô cùng thuận tiện nhờ ưu điểm của công nghệ blockchain và tiền mã hoá, người dùng và tác giả có thể giao dịch xuyên biên giới một cách nhanh chóng và thuận tiện, không qua trung gian.