Để lại đằng sau những khủng hoảng của năm 2022, năm 2023 được kỳ vọng là thời điểm thị trường blockchain thanh lọc và tìm kiếm các hướng phát triển mới. Nhìn một cách tích cực, sau những khủng hoảng là lúc ngành công nghiệp này tìm thấy nhiều thứ cần cải thiện và khắc phục cho tiến trình áp dụng rộng lớn.
Năm 2022 đã kết thúc, cùng xem xét một vài xu hướng và dự đoán có thể xảy ra trong năm 2023 đối với ngành.
1. Thắt chặt các quy định trong ngành blockchain
Năm 2023 có thể mong đợi các quy định và tuân thủ toàn cầu về tiền mã hoá được hoàn thiện tốt hơn. Sau nhiều sự kiện tiêu cực trên thị trường, các quy định nghiêm ngặt sẽ sớm được thiết lập để ngăn chặn những khủng hoảngtương tự có thể xảy ra, đồng thời hạn chế các hành vi lạm dụng và thao túng thị trường tiền mã hoá.
Ngành công nghiệp tiền mã hoá không có khả năng tự điều chỉnh, càng nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát chặt chẽ và các khung pháp lý rõ ràng, nghiêm ngặt. Các cơ quan quản lý cần tăng cường và khẩn trương làm việc để đưa ra các quy tắc cứng rắn đối với phần lớn các thực thể chưa được kiểm soát. Mục đích nhằm tránh khỏi các rủi ro mà không gây cản trợ phát triển của công nghệ.
Các quy tắc bổ sung sẽ đảm bảo các công ty tiền mã hóa tuân thủ và hoạt động một cách có trách nhiệm hơn, xây dựng lại niềm tin cho cộng đồng nhà đầu tư.
2. Hình thành khung pháp lý toàn cầu đối với ngành blockchain
Các cơ quan quản lý toàn cầu dự kiến sẽ hợp tác chặt chẽ để cùng đưa ra một khung pháp lý và giám sát chung rõ ràng, hiệu quả đối với thị trường tiền mã hóa. Nếu không có sự phối hợp toàn cầu, các quy định riêng lẻ dù toàn diện cũng rất khó để ngăn chặn các hành vi thao túng xuyên biên giới, và lạm dụng tiềm ẩn.
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Các nền kinh tế phát triển G7, G20, Ngân hàng Thế giới (WB),… và nhiều tổ chức khác nhận định, hợp tác quốc tế nhằm xây dựng một khung pháp lý chung là rất cần thiết, họ sẵn sàng dẫn đầu cho bước tiến mới này.
3. Tiền tệ của Ngân hàng trung ương (CBDC) đến sớm hơn dự kiến
Những phát triển nhanh chóng trên thị trường tiền mã hoã sẽ thúc đẩy các Ngân hàng trung ương trên toàn cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng và triển khai CBDC của riêng họ.
Trong năm 2022, sự quan tâm đối với CBDC ở nhiều quốc gia đã ngày càng gia tăng. Hơn 1/2 Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu hiện đang khám phá tiềm năng của CBDC bởi những lợi ích chúng mang lại. Hầu hết các Ngân hàng Trung ương đã và đang liên tục thảo luận, nghiên cứu, thử nghiệm hoặc triển khai mô hình này. Một số CBDC đã đi vào hoạt động chính thức.
Quá trình phát triển của CBDC sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2023 bởi những thử nghiệm thành công trên thị trường. Nhiều khả năng các Ngân hàng Trung ương sẽ giới thiệu CBDC sớm hơn dự kiến. Sự hợp tác quốc tế đượcdẫn đầu bởi các tổ chức tài chính toàn cầu như BIS hay IMF sẽ mang đến động lực phát triển nhanh hơn cho không gian tài chính kỹ thuật số, trong đó blockchain được định hình là nền tảng cốt lõi.
4. Đổi mới công nghệ trong ngành tiếp tục mở rộng
Các hệ sinh thái như DeFi, NFT, mã hoá tài sản thực,… dự kiến sẽ phát triển hơn nữa nhờ vào những đột phá công nghệ và bảo mật. Tuy nhiên để có định hướng phát triển bền vững, cần triển khai và ban hành nhiều khung quy định nghiêm ngặt.
a. Đổi mới DeFi
Không gian blockchain và tiền mã hoá sẽ chứng kiến nhiều đổi mới công nghệ trong hệ sinh thái DeFi, bao gồm việc tạo ra các tài sản kỹ thuật số mới, hệ thống thanh toán trực tuyến, các token tiện ích, cổ phiếu kỹ thuật số, stablecoin,…
Năm 2023 có thể mạng đến nhiều động lực cho các ứng dụng mới như ví tự lưu ký, tài sản tổng hợp hay thị trường tương lai. Những cải tiến trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) như cơ chế Zero Knowledge (ZK) đã được đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, các phát triển về cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục diễn ra, bên cạnh các sàn giao dịch phi tập trung và các nền tảng tuân thủ quy định kết nối tài chính truyền thống (TradFi) với DeFi.
b. NFT sẽ phát triển về mặt công nghệ và sáng tạo
NFT đã trở thành một “hiện tượng” vào năm 2021. Thời gian qua đã có nhiều thay đổi trong cách sử dụng NFT, đặc biệt trong lĩnh vực Game, hay bộ sưu tập kỹ thuật số.
Thị trường NFT dự kiến sẽ tiếp tục được nâng cao về mặt công nghệ và sáng tạo, phục vụ cho các ý tưởng và tiện ích trong Game và một số lĩnh vực khác. Các nền tảng để xây dựng NFT sẽ mở rộng ra nhiều mạng blockchain khác, có thể kể đến như Polygon hay Solana,… Nhờ đó các thị trường giao dịch NFT sẽ mở rộng hơn.
c. Phát triển các ứng dụng mã hóa tài sản
Tokenization (mã hoá tài sản) – sử dụng công nghệ blockchain để biến các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,…thành dạng tài sản kỹ thuật số (asset tokenization) dự kiến sẽ bùng nổ trong năm 2023. Các hoạt động này đang ngày càng trở nên phổ biến, khi các hợp đồng thông minh có thể tự động hóa các giao dịch, tăng tính minh bạch và giảm chi phí.
Người dùng có thể thấy sự phát triển ứng dụng thú vị của tài sản được mã hóa như các khoản vay nhanh và bất động sản, đồng thời là sự gia tăng của các công ty khởi nghiệp, tập trung vào việc đưa các tổ chức TradFi vào tiền mã hoá theo cách tuân thủ các quy định.
Không giống như các loại tiền mã hóa, tài sản được mã hoá giúp người dùng bán lẻ và doanh nghiệp dễ dàng sở hữu tài sản, nó có thể mở rộng ra các thị trường hiện tại, nơi hàng nghìn tỷ USD bị khóa trong các tài sản không thể triển khai. Thông qua mã hoá tài sản, bất kỳ ai cũng có thể đầu tư vào tài sản. Các lựa chọn đầu tư sẽ trở nên đa dạng, không chỉ mỗi chứng khoán hay tiền mã hóa.
5. Thị trường blockchain bùng nổ mạnh mẽ
Trong lĩnh vực blockchain sẽ có một số xu hướng thú vị quyết định đến sự phát triển của ngành cũng như cách công nghệ này phát triển trong những năm tới.
a. Tiềm năng tăng trưởng
Trong vài năm qua, sự quan tâm dành cho công nghệ blockchain đã tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh tài chính ngân hàng, hiện đã có nhiều lĩnh vực truyền thống khác đang tìm kiếm các giải pháp blockchain. Từ thương mại quốc tế đến quản lý chuỗi cung ứng, đều dành sự tập trung nhất định cho việc áp dụng công nghệ blockchain.
Thị trường blockchain dự kiến còn phát triển trong năm 2023 – chi tiêu cho các giải pháp blockchain khác nhau được dự báo sẽ tăng từ 12,2 tỷ USD năm 2022 lên 23,3 tỷ USD vào năm 2023.
b. Các blockchain riêng tư trở nên phổ biến
Private Blockchain (blockchain riêng tư) là một xu hướng công nghệ bắt đầu cách đây vài năm, được đự đoán sẽ tiếp tục vào năm 2023, đặc biệt trong các doanh nghiệp. Các tổ chức kinh doanh rất quan tâm đến blockchain riêng tư, bởi chúng giới hạn người dùng được ủy quyền để truy cập mạng và tham gia vào các giao dịch, các mạng blockchain này giúp lưu giữ an toàn dữ liệu doanh nghiệp. Quyền truy cập vào tài liệu và thông tin dựa trên vai trò của cá nhân cũng có thể được linh hoạt thay đổi.
c. Blockchain sẽ trở thành xu hướng chính
Không chỉ với các blockchain riêng tư, việc vận hành các tổ chức dựa trên công nghệ blockchain nói chung đang ngày càng trở thành tiêu chuẩn mới trong nhiều ngành nghề kinh tế. Nhờ những ưu điểm nổi bật, blockchain đượcdự đoán sẽ áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, xu hướng này sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới.
Khi công nghệ tiếp tục phát triển, blockchain ngày càng được coi là lý tưởng cho các ngành như tài chính, thương mại quốc tế, bảo hiểm, pháp lý, hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, truyền thông và thương mại điện tử,… nơi các giao dịch thanh toán cần sự minh bạch, an toàn và hiệu quả.
6. Cơ sở hạ tầng blockchain ổn định hơn
Năm 2023 sẽ chứng kiến một số sự phát triển thú vị, cho thấy cơ sở hạ tầng blockchain đang trở nên hoàn thiện hơn, bao gồm các dịch vụ đám mây, DAO, khả năng tương tác và các công cụ tương thích.
a. Dịch vụ blockchain
Trong khi ngành dịch vụ đám mây vẫn còn non trẻ, tốc độ tăng trưởng giao dịch đang thúc đẩy sự đổi mới. Đối với kinh doanh, có thể sử dụng công nghệ, phần mềm,… mà không cần đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng và có được các kỹ năng mới. Nói chung đối với các dịch vụ đám mây, blockchain sẽ mang lại khả năng bảo mật và quyền riêng tư cao hơn. Hiện tại các công ty thuộc mọi quy mô đều sử dụng blockchain như một dịch vụ (BAAS – Blockchain as a Service). Nó hiện được cung cấp bởi nhiều tổ chức lớn bao gồm: Microsoft, IBM, Amazon,…
Trong năm 2023, dịch vụ blockchain dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh bằng cách cung cấp cho các ứng dụng IOT như dịch vụ hợp đồng thông minh, dApps, xác minh thông tin người dùng và lưu trữ dữ liệu… Ngoài ra blockchain còn có thể được xem như một dịch vụ tự cung cấp để quản lý an toàn mạng.
b. Sự trỗi dậy của các Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
Với sự phát triển của công nghệ blockchain, các Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) đã trở nên phổ biến và xu hướng này sẽ còn tiếp tục vào năm 2023. Phi tập trung đang thay đổi cách thức vận hành kinh doanh, giúp giảm chi phí đồng thời loại bỏ nhu cầu về trung gian.
DAO là mô hình mới cho các tổ chức được quản lý và vận hành trên các mạng phi tập trung, sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ và chia sẻ thông tin. Đây là những thực thể hoạt động theo các quy tắc được mã hóa dưới dạng hợp đồng thông minh, chúng có thể tồn tại và đưa ra quyết định mà không cần sự quản lý của con người.
Các DAO cũng cung cấp quyền truy cập vào các nguồn lực kinh tế, bằng cách cho phép người dùng đầu tư tiền vào các dự án mà họ thấy có triển vọng mà không cần người khác quản lý. Khi DAO có thể thực hiện các tương tác và quản lý tài sản chuỗi chéo đồng thời mở rộng các trường hợp sử dụng sẽ là chìa khóa cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
c. Các giải pháp chuỗi chéo phát triển
Hàng loạt giao thức cầu nối chuỗi chéo đang tham gia vào thị trường blockchain nhằm cung cấp khả năng kết nối và mở rộng qua nhiều nền tảng, tuy nhiên phần lớn các giao thức chưa đạt tiêu chuẩn, khiến các doanh nghiệp áp dụng không đạt được khả năng tương thích song song trên nhiều nền tảng.
Thách thức chính là việc chuyển dữ liệu từ người dùng này sang người dùng khác mà không có khả năng đàm phán các điều khoản. Ngoài ra hàng loạt vụ việc cầu nối chuỗi chéo bị tấn công đã gây ra nhiều lo ngại. Tuy nhiên khi người dùng ngày càng tiếp cận công nghệ blockchain, khung pháp lý dần hoàn thiện, các giao thức chuỗi chéo phải đáp ứng về mặt công nghệ phục vụ nhu cầu mở rộng, đồng thời có trách nhiệm hơn trong vấn đề quản lý tài sản trên chuỗi. Các giao thức mới hiện nay như Polkadot, Cosmos, Wanchain,.. đang cung cấp khả năng kết nối vàtương tác nhanh chóng giữa các nền tảng.
7. Các đổi mới công nghệ gia nhập thị trường
Khi công nghệ blockchain phát triển nhiều hơn, sẽ chứng kiến nhiều đổi mới công nghệ hơn được đưa vào thị trường, bao gồm dApps, hợp đồng thông minh và cơ chế đồng thuận mới.
a. Các dApps
2023 dự kiến chứng kiến nhiều trường hợp sử dụng hơn đối với các ứng dụng phi tập trung hay dApps. Đây là những ứng dụng chạy trên một giao thức DeFi, sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Khi nhiều doanh nghiệp tìm cách gia tăng hiệu quả và giảm chi phí, dApps đang dần trở nên phổ biến.
Nền tảng blockchain cung cấp nhiều tài nguyên cho việc xây dựng dApps, hợp đồng thông minh hay các mạng ngang hàng (P2P). Với dApps, người dùng có thể giảm bớt sự kiểm duyệt từ các cơ quan tập trung, đảm bảo quyền riêng tư và tính linh hoạt. Phát triển dApps không gặp nhiều trở ngại khi tận dụng điện toán phi tập trung và sử dụng các giấy phép mã nguồn mở để cho thuê hoặc sử dụng. dApps cũng rất quan trọng để tăng tốc áp dụng WEB 3.0.
b. Sự phổ biến của các hợp đồng thông minh
Một xu hướng khác người dùng có thể thấy là sự phổ biến ngày càng tăng của các hợp đồng thông minh trong một số lĩnh vực. Đây là những điều khoản giao dịch kỹ thuật số được thực thi tự động sau khi đáp ứng một số điều kiện. Khi một số điều kiện nhất định được đáp ứng, các thỏa thuận sẽ ngay lập tức được thực hiện bởi một blockchain cho phép ký hợp đồng mà không cần trung gian.
Hợp đồng thông minh ngày càng trở nên phổ biến khi có thể giảm các thủ tục giấy tờ và xử lý thủ công, loại bỏ sựcần thiết của các trung gian. Nhờ cơ chế hợp đồng thông minh, các dịch vụ blockchain hiện có sẵn cho các doanhnghiệp muốn phát triển hệ thống blockchain, cho phép họ tạo các hợp đồng thông minh riêng, đồng thời bảo vệ khỏi những rủi ro không thể lường trước.
c. Các cơ chế đồng thuận mới xâm nhập thị trường
Các cơ chế đồng thuận mới để xác minh giao dịch đang dần xâm nhập vào không gian blockchain, từ các cơ chế phổ biến như Proof of Stake (PoS) đến cơ chế Proof of Authority (PoA), hay gần đây là Zero Knowledge Proof (ZKP).
Proof of Stake (PoS)
Các cơ chế đồng thuận mới được ra đời nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ điện năng quá mức và trở nên thân thiện hơn với môi trường. Ethereum, blockchain lớn thứ hai toàn cầu đã chuyển đổi cơ chế đồng thuận từ PoW sang PoS vào năm 2022, trong nỗ lực làm mới thuật toán theo xu hướng xanh, giảm năng lượng tiêu thụ lên tới 99,9%, đồng thời tăng tốc độ truyền dữ liệu và giảm các phí.
Yêu cầu xác thực danh tính khiến PoA trở nên không thực tế đối với các blockchain công khai như Bitcoin và Ethereum, vốn có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn validator node. Đó là lý do tại sao các mạng PoA thường có ít validator node, điều này làm cho chúng ít phi tập trung hơn. Về mặt tích cực, chúng cũng có khả năng cung cấp thông lượng cao hơn.
Giống như PoS, Proof of Authority không yêu cầu nỗ lực tính toán quá mức và các thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, các mạng PoA thường chỉ chấp nhận các thực thể có uy tín lâu đời làm người xác nhận của họ, có nghĩa là việc đạt được vai trò đó thường nằm ngoài khả năng của một người bình thường.
Proof-of-Authority (PoA)
Cơ chế đồng thuận Proof of Authority (PoA) là một biến thể của cơ chế PoS, trong đó thuật toán đề cao giá trị của danh tính và danh tiếng của những người tham gia và không dựa trên giá trị token mà họ nắm giữ. PoA là cơ chếđược giới thiệu như một giải pháp thay thế tiết kiệm năng lượng hơn cho cơ chế PoS khi cần ít tài nguyên tính toán hơn.
Phi tập trung là yếu tố được đề cao đối với một cơ chế đồng thuận, tuy nhiên PoA là một cơ chế đồng thuận hy sinh tính phi tập trung để đổi lấy hiệu suất cao và khả năng mở rộng.
Mặc dù vậy, cơ chế PoA vẫn là một cách tiếp cận thú vị không thể bỏ qua, và được xem như một giải pháp blockchain mới phù hợp cho các ứng dụng blockchain không ưu tiên sự phi tập trung, cụ thể là các blockchain doanh nghiệp.
Mô hình cơ chế PoA cho phép các doanh nghiệp đảm bảo tính bảo mật, đồng thời tận dụng được các lợi ích của công nghệ blockchain. Microsoft Azure là một ví dụ về sử dụng cơ chế PoA trong vận hành mạng lưới blockchain.
Cơ chế PoA tuy không mới, nhưng đây được xem là thời điểm phát triển của cơ chế đồng thuận này, trong bối cảnh công nghệ blockchain đang dần len lỏi vào nhiều lĩnh vực.
Zero Knowledge Proof (ZKP)
Zero Knowledge Proof (ZKP) là giao thức mật mã học được đánh giá là một trong những giải pháp WEB 3.0 và blockchain quan trọng trong những năm tới, khi quyền riêng tư được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực blockchain. Giao thức ZK được ứng dụng rộng rãi trong các dự án tiền mã hoá, tiêu biểu như Zcash, Nucypher hay ứng giao thức trộn tiền TornadoCash.
Zero Knowledge có thể giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư và khả năng mở rộng cho các dự án blockchain lớp 1. Với ZK, người dùng có thể chứng minh danh tính của họ trên chuỗi mà không cần phải tiết lộ các dữ liệu nhạy cảm. ZK chiếm khá ít tài nguyên, sẽ giúp các tương tác trên chuỗi có thể mở rộng và hoạt động hiệu quả hơn.
Khi nhu cầu và lượng người dùng tiếp cận công nghệ blockchain ngày càng tăng, cơ chế Zero Knowledge Proof hứa hẹn là một trong những giải pháp mở rộng về trung và dài hạn cho lĩnh vực lockchain, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và tăng cường bảo mật.
8. Sự phát triển của các công cụ mới
a. Quản lý nhận dạng dựa trên blockchain
Trong thời đại số, danh tính cá nhân (ID) đóng vai trò quan trọng để kiểm soát và xác thực danh tính trên các không gian kỹ thuật số. Các kỹ thuật xác nhận danh tính hiện còn chưa hoàn thiện, hoạt động độc lập và dễ mắc sai sót. Tuy nhiên, các ưu điểm của blockchain có thể giải quyết những vấn đề này và cung cấp một nguồn duy nhất để xác minh danh tính và tài sản. Nhiều quy trình xác minh kỹ thuật số đã được phát triển dựa trên blockchain đã bao quát hầu hết hành vi của người dùng.
Ngày nay, nhu cầu về nhận dạng danh tính tăng cao do các hành vi làm giả danh tính hoặc đánh cắp danh tính người dùng trên không gian mạng đang phát triển, đặc biệt trên hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) Tuy nhiên, blockchain có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một nguồn xác minh danh tính và tài sản duy nhất. Với sự hỗ trợ của NFT và Metaverse, công cụ nhận dạng kỹ thuật số mới này có thể sớm giải quyết các tồn tại.
b. Kiểm toán bảo mật
Sau những sự cố tiêu cực xảy ra trong năm 2022, xu hướng tập trung nhiều hơn vào kiểm toán bảo mật. Nhiều giaothức cầu nối xuyên chuỗi đã đánh đổi vấn đề bảo mật để tập trung phát triển tốc độ. Đây là nguyên nhân và mục tiêu phổ biến của tin tặc.
Do các yêu cầu bảo mật ngày càng cao, có thể dự đoán xu hướng kiểm toán bảo mật đối với giao thức chuỗi chéo nói riêng, hệ sinh thái blockchain nói chung sẽ được chú trọng trong năm nay.
Các dự án cần trải qua quá trình kiểm toán toàn diện, kết hợp với việc trao thưởng cho các phát hiện lỗi từ đội ngũ lập trình viên nhằm cải thiện tính bảo mật của dự án trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động và phát triển.
c. Các công cụ theo dõi
Sau nhiều lợi ích mang lại, công cụ theo dõi dữ liệu on-chain dự kiến phát triển đa dạng trong thời gian tới. Dữ liệu on-chain có thể mang lại những thông tin quan trọng cho các phân tích blockchain và các cuộc điều tra tin tặc chống rửa tiền.
Thông qua việc tổng hợp dữ liệu của các công cụ theo dõi, người dùng có thể truy xuất thông tin về ví kỹ thuật số, hay xác định sự ảnh hưởng của các cuộc tấn công lên tài sản của họ.
d. Phân tích dữ liệu
Việc mã nguồn luôn được công khai là một ưu điểm của công nghệ blockchain, chúng cho phép phân tích sâu về các hoạt động trên chuỗi – tiết lộ cách các blockchain đang hoạt động, các xu hướng mới nổi, hành vi của người dùng và dòng tiền trên chuỗi.
Tuy nhiên các dữ liệu blockchain phần lớn vẫn chưa được khai thác. Tận dụng các dữ liệu một cách hiệu quả có trách nhiệm là điều không thể thiếu đối với việc phát triển dApps và tính ứng dụng của chúng. Vào năm 2023, người dùng có thể chứng kiến nhiều nền tảng phân tích dữ liệu blockchain tham gia vào thị trường, đây là hoạt động quan trọng để hiểu được các phân tích chuỗi thông qua hoạt động ví.
9. Các ứng dụng khác của blockchain
Ở cấp độ vĩ mô, việc nâng cao khả tăng tương thích giữa blockchain và các công nghệ khác như Web 3.0, Metaverse và Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể diễn ra nhanh hơn.
a. Hiện diện trong không gian Web 3.0
Người dùng sẽ chứng kiến sự phát triển ngày càng tăng của công nghệ blockchain trong không gian Web 3.0 – thế hệ tiếp theo của World Wide Web. Web 3.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác với nhau -bằng cách trao quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân về lại cho người dùng, nhằm mục đích cung cấp các trải nghiệm trên internet được cá nhân hóa cho từng mục đích sử dụng.
Năm 2023 được dự đoán là bước tiến xa trong việc áp dụng công nghệ blockchain cho Web 3.0 bởi vô số lợi ích mà blockchain có thể mang lại như tăng cường bảo mật, giảm chi phí, giao dịch nhanh hơn và kiến tạo không gian lưu trữ hiệu quả hơn.
Bằng cách được xây dựng dựa trên các công nghệ phi tập trung như blockchain, Web 3.0 sẽ cung cấp cho người dùng cách để tương tác mà không cần để lộ thông tin cá nhân. Khía cạnh quan trọng khác của Web 3.0 là các giao dịch được thực hiện thông qua người dùng tiền mã hóa sẽ đóng vai trò là token cho mục đích xác minh danh tính.
Khi hệ sinh thái cũ được hỗ trợ bởi blockchain phát triển thành Web 3.0, đây là chìa khoá mở ra một không gian kiếm tiền mới từ tài sản kỹ thuật số. Web 3.0 có thể có nhiều hình thức bao gồm các mạng xã hội phi tập trung, Game Play-to-Earn, hay các nền tảng NFT.
b. Phát triển Metaverse
Một xu hướng khác là phát triển Metaverse, một thế giới ảo cung cấp trải nghiệm hấp dẫn, có thể chia sẻ, tương tác thông qua hình đại diện kỹ thuật số của người dùng. Các ý tưởng của Metaverse đang dần trở thành hiện thực, với nhiều nền tảng nổi tiếng thu hút một lượng lớn người dùng.
Do cấu trúc phi tập trung, sự phát triển blockchain trong không gian Metaverse có thể cung cấp quyền truy cập an toàn vào Metaverse, tránh được các vấn đề về an ninh mạng và giúp xác thực người dùng. Ngoài ra, blockchain còn có khả năng liên kết Metaverse với nền kinh tế tiền mã hóa, khiến nó trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong năm 2023.
c. Kết hợp blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI)
Công nghệ blockchain ngày càng được sử dụng nhiều hơn để giúp theo dõi sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) trong nghiên cứu dữ liệu blockchain và dự đoán các sự kiện trong tương lai.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang kết hợp công nghệ AI và Blockchain để xây dựng các giải pháp mạnh mẽ ứng dụng vào công việc kinh doanh. Xu thế này được dự đoán tiếp tục phát triển trong năm 2023 và nhiều năm sau.
Sử dụng blockchain lưu trữ và phân phối các mô hình AI sẽ cung cấp một lộ trình kiểm tra nâng cao và tăng cường bảo mật dữ liệu để phát triển AI. Với sự trợ giúp của AI, các mạng blockchain sẽ trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Điều này cho phép các doanh nghiệp và tổ chức lưu trữ, chia sẻ dữ liệu một cách an toàn, thậm chí tự động hóa các quy trình, ngăn chặn các hành vi gian lận, giảm chi phí và tăng cường tính minh bạch.
Tóm lại, công nghệ blockchain sẽ tiếp tục phát triển và các ứng dụng của chúng đang được nêu bật hàng ngày. Blockchain được xem là công nghệ bùng nổ nhanh chóng với các tiêu chuẩn và mô hình phân phối mới, bên cạnh nhiều cơ hội. Đối với các doanh nghiệp, điều quan trọng là luôn cập nhật những phát triển mới trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hoá. Có một số xu hướng blockchain mà một doanh nghiệp cần chú ý để áp dụng, nhằm đạt được hiệu quả tối đa.
PCB Tổng hợp