Trong khi Axie Infinity và The Sandbox là các dự án chiếm phần lớn sự chú ý của cộng đồng, vẫn có một số dự án ít người biết đã thu hút đáng kể người chơi mới.
BNB và Ethereum là hai hệ sinh thái có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp blockchain, tuy nhiên lại không thu hút được những trò chơi hay nhất và có hoạt động tích cực nhất.
Ngay cả khi có nhiều dự án game blockchain sụp đổ, thậm chí không thu hút người chơi, nhưng GameFi nói chung lại nhận được nhiều khoản đầu tư nhất từ các quỹ, lớn hơn bất cứ ngành nào trong không gian blockchain.
Dưới đây là các số liệu thống kê thú vị liên quan đến ngành GameFi trong năm 2022 do Footprint Analytics tổng hợp.
Các số liệu thống kê về GameFi
1. Tổng vốn hóa thị trường các token GameFi đạt đỉnh 25 tỷ USD vào ngày 1/4/2022. Số liệu giảm 11 tỷ USD so với đỉnh 36 tỷ USD của ngành vào tháng 11/2021.
Tham khảo: GameFi Token MarketCap (Chỉ dành cho token, không bao gồm NFT)
2. 717 game blockchain mới được ra mắt trong năm 2022
Con số này xấp xỉ lượng blockchain game được ra mắt vào năm 2021. Tổng cộng có 2.171 giao thức GameFi với các giao dịch trên toàn bộ các blockchain (chỉ 1 tỷ lệ nhỏ trong số này vẫn còn hoạt động).
Tham khảo: Số lượng giao thức GameFi theo chuỗi
3. Chỉ 14,5% dự án GameFi có lượng người dùng lớn hơn 1.000
Ngay cả khi các tựa game đạt được số lượng người chơi đáng kể, chỉ có một số duy trì được tần suất hoạt động của người dùng thường xuyên và thu về lợi nhuận.
Tham khảo: GameFi Dashboard
4. Khối lượng tiền giao dịch trong các dự án GameFi đạt mức đỉnh từ ngày 2/1 đến 8/1 với 916.5 triệu USD.
(Footprint Analytics định nghĩa khối lượng là số tiền đổ vào một giao thức).
Tham khảo: GameFi Volume by Week
5. Số lượng giao dịch GameFi đạt đỉnh từ ngày 17/7 đến 23/7, với 184.500 giao dịch.
Khối lượng tăng không nhất thiết phải tương quan với hoạt động gia tăng vì các giao dịch vẫn xuất hiện trong xu hướng giảm.
Tham khảo: Giao dịch GameFi theo tuần
6. Sự sụt giảm khối lượng hàng tháng đáng chú ý nhất diễn ra từ tháng 4 đến tháng 5, giảm khoảng 62%.
Tham khảo: Khối lượng GameFi theo tháng
7. Mức tăng khối lượng lớn nhất của MoM là từ tháng 7 đến tháng 8, tăng 28%.
Trong báo cáo GameFi tháng 8 của Footprint, họ đã đề xuất 3 cách giải thích: tâm lý cộng đồng cho sự kiện The Merge, sự khởi đầu tiến trình thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ,… (tìm hiểu thêm tại mục Tham khảo phía dưới)
Tham khảo: Khối lượng GameFi theo tháng
8. Tính đến ngày 25/12, có 62 dự án GameFi đang hoạt động và 1.478 dự án không hoạt động.
Tham khảo: Active/Inactive Games
9. STEPN có tổng lượng người dùng nhiều hơn bất kỳ trò chơi nào khác, với 1.8 triệu người dùng.
STEPN đã gây chú ý vào giai đoạn mùa xuân năm ngoái khi dẫn đầu xu hướng Move-to-Earn. Tựa game cho phép người chơi kiếm token phần thưởng thông qua giày thể thao NFT khi đi hoặc chạy bộ.
Tham khảo: GameFi Dashboard
10. Splinterlands và Alien Worlds là 2 tựa game có người dùng tích cực nhất, với thời lượng giữ chân người dùng từ 6 đến 12 tháng.
Splinterlands có số lượng người dùng hoạt động cao nhất vào tháng 1, 2, 3, 4, 5 và 9. Trong khi, Alien Worlds có số lượng người dùng hoạt động cao nhất vào tháng 6, 7, 8, 10, 11 và 12.
Tham khảo: Xếp hạng 10 trò chơi hàng đầu theo người chơi
11. Farmers World là dự án có số lượng người dùng hoạt động cao thứ 3 trong tất cả 12 tháng của năm 2022.
Farmers World là một trò chơi NFT nông nghiệp phổ biến thứ hai trong cộng đồng sau Alien Worlds. Tựa game cho phép người chơi phát triển đất nông nghiệp và có thể giao dịch NFT trong trò chơi.
Tham khảo: Xếp hạng 10 trò chơi hàng đầu theo số lượng người chơi.
12. Cryptokitties có tổng số người dùng cao nhất trong số các trò chơi trên blockchain Ethereum, với 112.600 người dùng.
Mặc dù là hệ sinh thái lớn nhất trong tiền mã hóa tính theo vốn hóa thị trường, Ethereum lại không phải là blockchain tiên phonng trong ngành GameFi vào năm 2022, lý do chính do bị hạn chế bởi tắc nghẽn và phí gas.
Tham khảo: GameFi Dashboard
13. Sandbox là dự án bơm tiền nhất trong tất cả các tháng, đạt đỉnh khoảng 504 triệu USD vào tháng 2.
Vào thời điểm cuối tháng 1/2022, The Sandbox công bố hợp tác với Snoop Dogg và Warner Music. Sau thông báo, giá token đã tăng 40%.
Tham khảo: Trò chơi có khối lượng giao dịch hàng đầu năm 2022
14. Trò chơi có tỷ lệ giữ chân người dùng mới tốt nhất là MOBOX, giữ 56% người chơi trong thời gian 1 tháng kể từ khi tham gia.
Tham khảo: Các dự án GameFi duy trì hàng tuần hàng đầu vào năm 2022
7 số liệu thống kê về GameFi Chains
1. Wax là chuỗi có hoạt động người dùng tích cực nhất, với 351.000 người hoạt động và tỷ lệ người dùng hoạt động hàng ngày là 57%.
Tiếp theo là Hive, với 360.000 người dùng hoạt động tuy nhiên Hive sở hữu tỷ lệ DAU là 98% (lưu ý rằng Splinterlands chiếm 99% giao dịch và người dùng trên Hive).
Tham khảo: So sánh chuỗi người dùng GameFi
2.Wax chiếm thị phần game thủ lớn nhất với 40.47%, theo sát là Hive với 20.86%
Alien Worlds chiếm khoảng 66.99% người dùng trên Wax và Farmers World chiếm 19.67%.
Tham khảo: Số lượng người dùng GameFi : Tree Map
3. Có 149 tựa game quyết định mở rộng đa chuỗi vào năm 2022.
Các dự án GameFi đang có xu hướng phát triển đa chuỗi để mở rộng cơ sở người dùng và giảm thiểu rủi ro. Một số thậm chí tung ra chuỗi riêng như DeFi Kingdoms, đã di chuyển hoàn toàn từ Harmony sang Chuỗi DFK dựa trên blockchain AVAX.
Tham khảo: Số lượng giao thức GameFi được triển khai trên Multichain
4. Theo số lượng giao thức GameFi, BNB là lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển, tính đến cuối năm 2022, có tổng cộng 748 dự án hoạt động trên chuỗi này.
Tham khảo: Giao thức GameFi theo chuỗi
5. 87 giao thức GameFi đã được ra mắt vào tháng 1, nhiều hơn bất kỳ tháng nào khác trong năm và hầu hết được ra mắt trên BNB.
Con số này vẫn thấp hơn số lượng dự án được ra mắt trong tháng 11 và 12 của năm 2021.
Tham khảo: 2022: Chuỗi theo số lượng dự án mới
6. Chuỗi BNB có số lượng dự án đang hoạt động lớn nhất với 226 dự án.
Polygon là chuỗi layer 2 EVM cho thấy sự tăng trưởng không ngừng và hiệu suất kỹ thuật mạnh mẽ. Tựa game có nhiều người dùng nhất trên chuỗi này là Benji Bananas.
Tham khảo: Trò chơi hoạt động hàng tháng theo chuỗi
7. Solana đi từ 2 lên 20 giao thức GameFi trong cả năm 2022.
Solana đã trở thành nhà cho các dự án Move-to-Earn với 2 dự án GameFi nổi bật là STEPN và Walken.
Tham khảo: Trò chơi hoạt động hàng tháng theo chuỗi
5 số liệu thống kê về Đầu tư & Gây quỹ GameFi
1. Epic Games là dự án nhận được tài trợ lớn nhất với 2 tỷ USD từ Sony và Kirkbi để xây dựng dự án metaverse của riêng mình.
Epic Games là studio đứng sau Fortnite. Cộng đồng đang đồn đoán họ sẽ sớm xây dựng một metaverse theo chủ đề Lego.
Tham khảo: Số tiền tài trợ dự án GameFi và thời gian tài trợ vào năm 2022
2. Animoca Brands huy động được 434 triệu USD sau 2 vòng và giải ngân vốn qua 61 vòng tài trợ, trở thành một trong những đơn vị nhận tài trợ và nhà đầu tư lớn nhất vào mảng GameFi.
Animoca Brands, công ty đứng sau The Sandbox, đã định vị mình là một nhà sản xuất nhiều kinh nghiệm trong không gian GameFi với các khoản đầu tư vào Axie Infinity, OpenSea và CryptoKitties. Các dự án lớn khác bao gồm Phantom Galaxies và Benji Bananas.
Tham khảo: Số lượng dự án GameFi của nhà đầu tư
3. Chỉ có 4 vòng Series B và 2 vòng Series C diễn ra thành công trong năm 2022 ở thị trường GameFi
Tham khảo: Danh sách đầu tư GameFi 2022
4. Các dự án game nhận được 16% số tiền đầu tư vào ngành công nghiệp blockchain, nhiều hơn bất kỳ mảng nào khác.
Cần lưu ý các dự án metaverse, thường bị nhầm lẫn với GameFi, đứng thứ 2 với 7,79% số tiền tài trợ cho ngành blockchain.
Tham khảo: Số lượng tài trợ đầu tư theo danh mục (2022)
5. Tổng vốn đầu tư vào game tăng 84% từ năm 2021 đến 2022.
Ngay cả khi danh mục GameFi hoạt động tốt hơn DeFi và CeFi, 2022 vẫn là một năm khó khăn đối với toàn bộ không gian blockchain.
Tham khảo: Xu hướng đầu tư GameFi
Các số liệu trên được đóng góp bởi cộng đồng Footprint Analytics vào tháng 12/2022.
Nguồn dữ liệu: Footprint Analytics – Thống kê về ngành GameFi năm 2022