Mặc dù đứng sau các thị trường khác về tổng số người dùng và tốc độ tăng trưởng áp dụng tiền mã hoá, nhưng châu Âu đã chứng kiến khối lượng giao dịch tiền mã hoá cao nhất thế giới vào năm ngoái, với Ý và Vương quốc Anh là hai quốc gia dẫn đầu.
Theo một nghiên cứu gần đây từ BitcoinCasinos, Ý dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có khối lượng giao dịch tiền mã hoá cao nhất trên đầu người trong quý 4/2022 với 111.265 USD.
Vương quốc Anh và Mỹ là hai quốc gia có khối lượng giao dịch tiền mã hoá cá nhân cao thứ hai và thứ ba với lần lượt là 91.716 USD và 73.279 USD trên đầu người.
Trong ba tháng cuối năm 2022, Ý có 2,9 triệu người dùng tiền mã hoá và tổng khối lượng giao dịch là 318,4 tỷ USD. Khối lượng giao dịch này lớn hơn 51% so với Mỹ trong cùng kỳ.
Ý đã thực hiện một số bước để thúc đẩy áp dụng tiền mã hoá vào năm 2022 như việc ngân hàng tư nhân hàng đầu của Ý bắt đầu cho phép người dùng mua và lưu trữ Bitcoin (BTC). Vào tháng 7/2022, chính phủ Ý đã dành ngân sách 46 triệu USD cho các công ty chuyên nghiên cứu công nghệ blockchain và tiền mã hoá.
Số lượng người dùng
Mặc dù dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên đầu người, nhưng Ý có số lượng người dùng tiền mã hoá thấp đáng kể trên phạm vi toàn cầu với 2,9 triệu người dùng, xếp thứ 11/12 quốc gia hàng đầu có số lượng người dùng tiền mã hoá cao nhất.
Vương quốc Anh có số lượng người dùng tiền mã hoá lớn thứ chín với 4,7 triệu người, trong khi Mỹ đứng thứ tư với 30,6 triệu người.
Mặc dù chỉ có khối lượng giao dịch tiền mã hoá lớn thứ năm trên đầu người ở mức 50.470 USD, nhưng Đức lại có số lượng người dùng cao nhất ở châu Âu với 5,9 triệu người.
Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu, Ấn Độ đang dẫn đầu bảng xếp hạng khi có số lượng người dùng cao nhất với 79,2 triệu người. Trung Quốc và Brazil theo sau với 64,5 triệu và 32,3 triệu người dùng tương ứng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra số lượng người dùng tiền mã hoá ở Anh đã tăng 45% và đạt 4,7 triệu vào năm 2022, trong khi Pháp ghi nhận mức tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái (YOY), đạt 3,8 triệu người dùng.
Tăng trưởng áp dụng tiền mã hoá hàng năm tính đến Q4/2022
Bất chấp khối lượng giao dịch cá nhân lớn đáng kể của Ý, quốc gia này xếp cuối danh sách khi tốc độ tăng trưởng chấp nhận tiền mã hoá so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 10%.
Nhật Bản là quốc gia ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong việc chấp nhận tiền mã hoá, tăng 117% từ quý 4/2021 đến quý 4/2022. Chính phủ nước này đã tập trung vào các quy định về tiền mã hoá, đầu tư chiến lược vào CBDC, cũng như thúc đẩy phát triển không gian metaverse.
Nga và Brazil đứng thứ hai và thứ ba với mức tăng trưởng lần lượt là 95,4% và 77,9%. Nga đã tăng tốc áp dụng tiền mã hoá nhằm thoát khỏi các lệnh trừng phạt toàn cầu, trong khi Brazil phải tăng cường áp dụng tiền mã hoá nhằm đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao.
PCB Tổng hợp