Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật “Triển khai Blockchain Mỹ năm 2023” vào ngày 15/5 với tỷ lệ phiếu 334-79, trao cho Bộ Thương mại vai trò thúc đẩy công nghệ blockchain. Dự luật nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng.
Dự luật được đồng đề xuất bởi Hạ nghị sĩ Lisa Blunt Rochester và Larry Bucshon, hai người chưa từng có hoạt động nào liên quan đến blockchain hay tiền mã hoá.
Dự luật lưỡng đảng này chỉ đạo Bộ trưởng Thương mại – hiện là bà Gina Raimondo thực hiện các hành động cần thiết và phù hợp để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán khác.
Dự luật cũng chỉ định Bộ trưởng Thương mại là cố vấn chính của Tổng thống về blockchain và giao cho Bộ trưởng một số trách nhiệm như phát triển chính sách, nghiên cứu và quảng bá công nghệ. Đồng thời yêu cầu thành lập một ủy ban tư vấn cho Bộ trưởng gồm đại diện chính phủ, ngành, giới học thuật, văn hóa, và cótrách nhiệm báo cáo thường niên lên Quốc hội.
Tuy nhiên, dự luật cũng vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ, bao gồm những người hoài nghi về tiền mãhoá như Sean Casten, Bill Foster và Brad Sherman, cùng với Harriet Hageman – đồng nghiệp của Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (người ủng hộ tiền mã hoá).
Nghị sĩ Casten cũng chính là người dẫn đầu, cùng với Sherman, Foster và một số người khác đề xuất Dự luật Toàn vẹn Blockchain, được giới thiệu tại Hạ viện vào ngày 7/5 vừa qua nhằm cấm sử dụng dịch vụ “trộn” tiền mã hoá trong hai năm, trong khi Bộ Tài chính vẫn đang đánh giá về chúng. Hiện dự luật vẫn chưa được đưa ra bỏ phiếu.
Cùng ngày, Hạ viện cũng thông qua hai dự luật khác liên quan đến blockchain là “Dự luật Công nghệ An toàn Người tiêu dùng” và “Dự luật Thúc đẩy Chuỗi cung ứng Bền bỉ”. Tất cả các sẽ được chuyển lên Thượng viện để xem xét.
Hiện có khoảng 50 dự luật ảnh hưởng đến tiền mã hoá đang được xem xét ở các giai đoạn khác nhau tại Quốc hội Mỹ.