Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) có kế hoạch phát triển khung pháp lý cho thị trường tiền mã hoá, khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) ngày càng bị cộng đồng chỉ trích do không hoạt động tích cực trong vấn đề này.
Tại Hội nghị của Trung tâm Thay thế Tài chính và Tiền tệ (CMFA) vào 7/9, ông Caroline Pham, Ủy viên CFTC, đã công khai ý định của cơ quan này đối với việc phát triển khung pháp lý cho thị trường tiền mã hoá.
Theo ông, CFTC sẵn sàng triển một khai chương trình thí điểm để điều chỉnh thị trường, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các công nghệ và cấu trúc thị trường mới, theo luật hiện hành của Mỹ. Vị quan chức đã kêu gọi tất cả các bên quan tâm tham gia thảo luận để quyết định, liệu có cần thiết phải ban hành khuôn khổ pháp lý cho thị trường tiền mã hoá một cách ổn định lâu dài hay không.
Đáng chú ý, tuyên bố của ông Phạm được đưa ra ngay sau khi Chris Larsen, Đồng sáng lập Ripple Labs, công khai chỉ trích hành động của SEC đối với chính sách tiền mã hoá được xem là thất bại của nước này. Ông cho biết, những hành động gần đây của SEC chỉ nêu bật sự không sẵn sàng của Gary Gensler và chính quyền Tổng thống Biden để mang lại sự rõ ràng về quy định.
Theo quan điểm của Larsen, SEC cảm thấy thoải mái với việc thiếu các tiêu chuẩn quy định rõ ràng, bởi trong tình huống như vậy, cơ quan này có thể kiện toàn bộ người chơi và đặt ra các quy tắc đàn áp. Để chứng minh quan điểm, Larsen trích dẫn quyết định của tòa án trong vụ kiện Grayscale, chỉ ra rằng, ngay cả hệ thống tòa án cũng phủ nhận tính hợp lệ các hành động của SEC.
Hiện nay, các công ty tiền mã hoá không còn xem SEC là đối thủ đáng gờm trong các vụ kiện. Do đó, một số công ty trước đây quyết định không tham gia cuộc chiến với SEC đã trở nên tự tin hơn. Ví dụ như nền tảng blockchain LBRY đang cố gắng kháng cáo phán quyết ngày 11/7 có lợi cho SEC.
Mặt khác, CFTC đang ngày càng tích cực trong việc thực hiện hành động pháp lý chống lại các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi). Gần đây họ đã cáo buộc các giao thức Opyn, ZeroEx và Deridex vi phạm luật pháp Mỹ, cụ thể:
- hoạt động không đăng ký;
- không đăng ký làm nhà môi giới hợp đồng tương lai;
- không tuân thủ các yêu cầu lưu ký đối với tài sản của khách hàng;
- cung cấp các giao dịch hàng hóa nhỏ lẻ bất hợp pháp bằng tín dụng và ký quỹ trong tài sản số.
Các công ty trên đã đồng ý giải quyết cáo buộc và nộp phạt lần lượt là 250.000 USD, 200.000 USD và 100.000 USD. Đây không phải là những công ty đầu tiên trong danh sách các mục tiêu của CFTC. Cơ quan quản lý trước đây đã kiện FTX và Sam Bankman-Fried, Binance và Changpeng Zhao, cũng như Ooki DAO.
Trước đó, các quan chức Mỹ từng phát triển một dự luật, phân biệt rõ ràng trách nhiệm của CFTC và SEC đối với khuôn khổ quy định thị trường tiền mã hoá, nhưng tài liệu này vẫn đang được xem xét.