Tài sản trong thế giới thực (RWA) là tài sản vật chất có thể được mã hóa và thể hiện trên chuỗi. Loại tài sản mới này có thể xúc tác cho việc áp dụng tiền mã hóa chính thống.
Theo một số ước tính, lĩnh vực RWAs có thể đạt 16 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Dưới đây là những gì bạn cần biết về RWA và các giao thức hàng đầu đang ứng dụng mô hình này…
Tài sản trong thế giới thực (RWA) là gì?
RWA đề cập đến việc mã hóa tài sản ở thế giới thực. Trong bối cảnh này, “tài sản” đề cập đến tài sản vốn – những phần tài sản quan trọng như nhà đất, ô tô, bất động sản thương mại, danh mục cho vay, cổ phiếu và trái phiếu.
Ngay cả các tác phẩm nghệ thuật như đồ sưu tầm cũng có thể là tài sản vốn. Bằng cách mã hóa các tài sản này trên chuỗi, RWA về cơ bản thu hẹp khoảng cách giữa tài chính phi tập trung (47 tỷ TVL) và tài chính truyền thống (chỉ riêng vốn hóa thị trường của cổ phiếu Nasdaq là 18 nghìn tỷ USD).
RWA sẽ mang lại giá trị cho tiền mã hóa như thế nào và có ý nghĩa gì đối với hệ sinh thái?
Thị trường tiền mã hóa hiện nay phần lớn hoạt động tuần hoàn. DeFi giống như một hệ thống tài chính khép kín và phần lớn doanh thu của DeFi đến từ các nguồn nội sinh (tức phí hoán đổi, phí cho vay). Bằng cách giới thiệu các tài sản trong thế giới thực vào blockchain, RWA hứa hẹn sẽ mở ra những dòng chảy vốn, tài sản thế chấp và doanh thu mới vào hệ sinh thái tiền mã hóa.
Đổi lại, các khối xây dựng blockchain và DeFi có tiềm năng mang lại tính thanh khoản cho các tài sản kém thanh khoản, giảm chi phí tín dụng, mở rộng phạm vi tiếp cận tín dụng và tài sản thế chấp, đồng thời mang lại sự rõ ràng thay vì tình trạng mập mờ, thiếu trung thực của các bên trung gian, quá trình mặc cả, thương lượng phức tạp ở Phố Wall.
Bản chất xuyên biên giới, công bằng của blockchain và hợp đồng thông minh đem đến cơ hội sử dụng tài sản vốn một cách minh bạch nhằm tối đa hóa thặng dư kinh tế (tổng phúc lợi/năng suất).
Đây là một đề xuất hấp dẫn đối với các tổ chức đang tìm kiếm tính thanh khoản hiệu quả và có mong muốn giảm thiểu tối đa các trường hợp rủi ro. Quản lý tài sản trên chuỗi làm giảm đáng kể các hoạt động trung gian và hậu cần giữa các công ty.
Hay nói cách khác, chỉ cần loại bỏ khoản phí 0,5% từ tổng khối lượng giao dịch trị giá 5 tỷ USD, bạn sẽ tiết kiệm được 25 triệu USD. Đây sẽ là một sự thay đổi có ý nghĩa trên bảng cân đối kế toán.
Trên hết, việc giới thiệu RWA thành công có thể đóng vai trò là khuôn khổ để mã hóa các tài sản vật chất khác, như hàng tồn kho (quản lý chuỗi cung ứng), danh tính và thuế – tất cả các khối xây dựng chính và cơ hội tăng trưởng tiềm năng cho tiền mã hóa.
Tình trạng hiện tại của RWA? Và tiềm năng phát triển trong tương lai?
Trường hợp sử dụng RWA phổ biến nhất cho đến nay là stablecoin – về cơ bản là token hóa trái phiếu kho bạc Mỹ thành các đơn vị USD Mỹ trên chuỗi. Sự ra đời và áp dụng nhanh chóng của stablecoin đã chứng minh rằng có một sự nhu cầu thực sự và đang ngày càng tăng đối với các RWA được mã hóa.
Tuy nhiên, stablecoin phục vụ một chức năng cơ bản – kho lưu trữ giá trị được sử dụng để kiếm tiền và chi tiêu.
Các RWA như vàng và cổ phiếu cũng đã được mã hóa trên chuỗi, dưới dạng một dạng stablecoin khác (được gắn với giá vàng) hoặc như một tài sản được nhân đôi để phân đoạn và giao dịch thông qua blockchain thay vì thanh toán truyền thống.
Tuy nhiên, các dự án được dán nhãn “RWA” chủ yếu là token hóa tín dụng. “Tín dụng” có nghĩa là các tài sản chịu lãi truyền thống, như bất động sản trọn gói hoặc các khoản vay ô tô, được thế chấp và đưa vào chuỗi như: A) tài sản chịu lãi cho bên cho vay và B) bể thanh khoản, thường là stablecoin, cho người vay
Bằng cách chứng khoán hóa các khoản vay này trên chuỗi, chúng có thể dễ dàng được mua, bán và đính kèm với các cơ chế phân phối lãi suất tích hợp thông qua hợp đồng thông minh. Chứng khoán hóa cho phép người cho vay chuyển giao rủi ro hiệu quả, người vay huy động đủ vốn để xây dựng các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ – từ đó, thúc đẩy xã hội và nền kinh tế phát triển. Lợi suất trong thế giới thực thường cao hơn lợi suất trên chuỗi. Chính vì thế, gia tăng giá trị của chính RWA.
Một số dự án RWA hiện tại là gì?
- MakerDAO ($MKR) là một trong dự án hàng đầu khi nói đến RWA. RWA hiện chiếm 12,3% (khoảng 907 triệu USD) tài sản thế chấp của DAI và gần đây đã tham gia danh mục cho vay 100 triệu USD từ Ngân hàng Huntingdon Valley (HVB), một ngân hàng điều lệ ở Pennsylvania. Về cơ bản, MakerDAO cho phép HVB tiếp cận tới 100 triệu USD DAI lỏng – có thể được chuyển đổi thành tiền pháp định – để đổi lấy khoản tương đương trong các khoản vay thế chấp đối với bất động sản thương mại, dân cư; thương mại điện tử, các khoản vay công nghiệp và tiêu dùng. Điều này cho phép thêm 100 triệu USD stablecoin được đưa lên chuỗi, trong khi MakerDAO nhận được lãi suất để trang trải hoạt động của MakerDAO và DAI.
- Centrifuge ($CFG) là một trường hợp ứng dụng khác khi nói đến việc mang lại tín dụng trên chuỗi, với hơn 206 triệu USD cho các khoản vay active loans, một số trong đó chịu trách nhiệm hỗ trợ của DAI thông qua MakerDAO. Centrifuge là một nền tảng tài chính mở cho phép các doanh nghiệp và người vay tạo ra các nhóm tài sản thế chấp đầy đủ, từ đó các nhà đầu tư có thể cung cấp thanh khoản để đổi lấy cổ phiếu của nhóm trả lại lãi. Centrifuge nhắm mục đích giảm phí vay cho các doanh nghiệp và hỗ trợ các nhà cung cấp thanh khoản một nguồn lợi nhuận trong khi đảm bảo rằng họ có quyền truy đòi pháp lý trong trường hợp người đi vay vỡ nợ. Tín dụng quay vòng, nghĩa là các lệnh đầu tư và rút vốn đầu tư có thể xảy ra bất cứ lúc nào và tài sản có thể được tài trợ và hoàn trả liên tục.
- GoldFinch ($GFI) đặt mục tiêu xây dựng thị trường tín dụng cho các thị trường mới nổi, cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ở Châu Phi, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh với các khoản vay active loans trị giá 103 triệu USD tính đến ngày hôm nay. GoldFinch giúp phân cấp quá trình kiểm toán bằng cách yêu cầu người vay nhận phiếu chấp thuận từ các kiểm toán viên đặt cược token GFI, rewarded token hoặc bị cắt giảm cổ phần tùy thuộc vào kết quả trả nợ của khoản vay. Điều này đảm bảo sự liên kết của các ưu đãi và đã cho phép các công ty khởi nghiệp nhận nguồn tài trợ và đầu tư trên toàn thế giới.
- Maple Finance ($MPL) tương tự như GoldFinch và Centrifuge, với khoản vay active loans trị giá hơn 135 triệu USD. Maple sử dụng các đại biểu nhóm để quản lý các nhóm cho vay và cho phép các đại biểu này thu hút vốn trên toàn cầu và cung cấp tài trợ cho một mạng lưới những người vay “cao cấp” (tức là đã được kiểm duyệt), được đánh giá dựa trên chiến lược đầu tư, chất lượng tín dụng, danh tiếng và ngành hoạt động của họ. Người vay gửi đề xuất cho vay được các đại biểu nhóm xem xét để điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ tài sản thế chấp.
Người chơi tổ chức đang sử dụng blockchain cho RWA
Một tín hiệu rất hứa hẹn cho RWA là sự quan tâm của những tổ chức tài chính truyền thống. Một số ví dụ về sự phát triển RWA trong năm 2023:
14/2 – Siemens phát hành trái phiếu kỹ thuật số đầu tiên, trị giá 60 triệu USD, trên blockchain Polygon
16/2 – Hồng Kông phát hành trái phiếu xanh được mã hóa đầu tiên trị giá 1010 triệu USD
3/4 – Credit Agricole CIB và SEB của Thụy Điển bắt đầu phát triển một nền tảng dựa trên blockchain cho trái phiếu kỹ thuật số
14/4 – Bank of America công bố các mã hóa các RWA như hàng hóa, tiền tệ và cổ phiếu như một động lực chính của việc áp dụng tài sản kỹ thuật số
20/4 – Societe Generale giới thiệu một stablecoin Euro, CoinVertable trên Ethereum – stablecoin tổ chức đầu tiên được thực hiện trên blockchain công khai
26/4 – Mitsubishi UFG Trust and Banking Corporation phát triển nền tảng chứng khoán kỹ thuật số sử dụng IBC (cosmos) làm giao thức truyền thông và cơ sở hạ tầng blockchain Corda.
Tương lai của RWA sẽ như thế nào?
Để các tài sản trong thế giới thực có thể được mã hóa, điều này còn phụ thuộc vào sự tồn tại của các tổ chức tài chính truyền thống song song, các thuộc tính tin cậy của chúng có thể sẽ không bao giờ giống như một hệ sinh thái DeFi chỉ giao dịch các tài sản gốc tiền mã hóa.
Tuy nhiên, đây vẫn là một trường hợp sử dụng rất hấp dẫn khi thị trường tìm thấy sự ổn định tương đối và các giải pháp dữ liệu, giới thiệu và lưu ký dần trở nên tiến bộ theo thời gian.
RWAs sẽ thu hút các chủ sở hữu và người dùng lên hệ sinh thái tiền mã hóa. Mặc dù những người người đã quen thuộc với Web3 vốn đã nắm giữ token là sản phẩm ban đầu rõ ràng phù hợp với thị trường của các sản phẩm DeFi, nhưng việc đưa DeFi đến cho người tiêu dùng truyền thống và tổ chức sẽ yêu cầu tài sản và sản phẩm tài chính mà người dùng truyền thống đã quen thuộc và sở hữu dưới hình thức này hay hình thức khác. TVL trong DeFi là một sự sụt giảm so với hàng trăm nghìn tỷ có sẵn trên thị trường vốn truyền thống và tương tự bị lấn át bởi physical non-capital (chỉ các tài sản vật chất không thuộc danh mục vốn của một công ty hoặc tổ chức) và thậm chí cả tài sản vô hình.
Hãy suy nghĩ về khái niệm bản sao kỹ thuật số, nơi hầu hết các giao dịch trên thế giới được thực hiện thông qua một số hình thức đại diện kỹ thuật số trừu tượng (tài khoản ngân hàng ứng dụng di động, danh tính truyền thông xã hội, tin nhắn văn bản). Nếu bạn tiếp tục theo xu hướng đó và đưa nó đến kết thúc hợp lý trong bối cảnh tiền mã hóa, khá dễ dàng để hình dung ra một thế giới nơi tất cả các tài sản được mã hóa, kết nối đến blockchain và giao dịch thông qua quy trình RWA.
PCB tổng hợp