Stablecoin có được quy định không?
Các stablecoin đang lưu hành hiện nay chưa phải tuân theo quy định. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Terra đã cho thấy sự cần thiết phải thiết lập khung quy định rõ ràng cho stablecoin, theo đó phải làm rõ những điều kiện làm tài sản tham chiếu, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ người dùng.
Hầu hết các cơ quan quản lý tài chính đang tích cực xem xét các quy định phù hợp đối với stablecoin, cũng như hệ sinh thái tiền mã hóa. Tuy nhiên, cho đến khi các nhà quản lý tài chính thực hiện được nhiệm vụ này, người dùng nên tự nhận thức về những rủi ro vốn có trong thị trường.
Các stablecoin hiện nay được quản lý như thế nào?
Quản lý stablecoin thay đổi theo từng quốc gia. Một số quốc gia cấm tuyệt đối việc sử dụng stablecoin trong thanh toán hoặc ngăn chặn các ngân hàng phát hành chúng, trong khi những quốc gia khác đang đề xuất các khung quy định mới, yêu cầu các tổ chức phát hành phải có đủ lượng dự trữ tiền mặt nhất định hoặc hạn chế việc phát hành – chỉ cho các ngân hàng được cấp phép.
Chắc chắn cách tiếp cận của các cơ quan quản lý đã thay đổi đáng kể. Trong ngành công nghiệp tài sản số, quy định về stablecoin còn khá rời rạc. Có thể thấy càng ngày, tài sản số đang được quy định tương tự như đối với các hoạt động của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán, chứng khoán và hợp đồng tương lai hiện hành (Mỹ) và nhiều cơ quan quản lý đã sửa đổi hoặc đang tìm cách sửa đổi các quy tắc hiện hành để bao gồm các hoạt động liên quan đến tài sản kỹ thuật số (Mỹ, Anh, Singapore, Nam Phi). Trong một số trường hợp, các nhà lập pháp đã ban hành các quy định dành riêng cho tài sản số (Thụy Sĩ, Gibraltar) hoặc đang tìm cách làm như vậy (EU). Nhiều thị trường, bao gồm Mỹ, Anh và EU, đang tăng cường nỗ lực điều tiết.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã nói rằng các nhà phát hành stablecoin phải tuân theo “các yêu cầu thanh khoản nghiêm ngặt” – về cơ bản đòi hỏi “nhiều” dự trữ tiền mặt – và tin rằng họ nên có quyền phủ quyết đối với các stablecoin không đáp ứng yêu cầu này trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro.
Không phải các Ngân hàng Trung ương đó đang xem xét việc phát hành tiền kỹ thuật số của riêng họ sao?
Đúng vậy. Nhiều Ngân hàng Trung ương đã tỏ ra lo ngại về sự gia tăng của cả các đồng tiền mã hóa thả nổi tự do và stablecoin vì hầu hết họ tin rằng, nếu không được kiểm soát, stablecoin có khả năng gây bất ổn cho hệ thống tài chính và có nguy cơ kéo theo một cuộc suy thoái toàn cầu khác như chúng ta từng trải qua vào năm 2008.
Các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương – đã được ra mắt ở Caribe và Nigeria và đang được thí điểm ở một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển và Ả Rập Saudi, theo công cụ theo dõi CBDC của Hội đồng Đại Tây Dương – sẽ có giá trị tương đương với đấu thầu hợp pháp của một quốc gia.
Chúng được thiết kế để sử dụng như một phương tiện trao đổi phục vụ việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, giống như các stablecoin tư nhân. Nhưng CBDC khác stablecoin tư nhân ở chố: chúng được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương của một quốc gia và vì vậy sẽ mang sự đảm bảo tương tự như tiền giấy.
PCB Tổng hợp