Văn phòng Giám đốc các Tổ chức Tài chính (OSFI) Canada yêu cầu các quỹ hưu trí trong nước tiết lộ thông tin tiếp xúc với tiền mã hóa. Tuy nhiên, OSFI cũng tham khảo ý kiến của các tổ chức tài chính liên bang về các nguyên tắc tiết lộ thông tin công khai.
Trong bảng kế hoạch Ngân sách chính phủ năm 2023, Văn phòng Giám đốc các Tổ chức Tài chính (OSFI) Canada yêu cầu các quỹ hưu trí trong nước do liên bang quản lý phải tiết lộ thông tin tiếp xúc với tiền mã hóa. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền thủ đô Ottawa đang thắt chặt giám sát với ngành công nghiệp đầy biến động này.
“Để giúp bảo vệ quyền lợi của những người nghỉ hưu ở Canada, chính phủ sẽ yêu cầu các quỹ hưu trí do liên bang quản lý phải tiết lộ các khoản tiếp xúc với tài sản tiền mã hóa của họ cho OSFI”, thông tin nêu rõ.
Chính phủ Canada sẽ làm việc với các tỉnh thành để thảo luận về nội dung công khai cụ thể trong bản kế hoạch lương hưu lớn nhất của nước này về việc tiết lộ tài sản tiền mã hóa hoặc các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa. Điều này đảm bảo cho người dân Canada biết rõ được kế hoạch lương hưu của họ đang được đầu tư vào đâu và ở mức độ nào.
Quy định trên được đưa ra sau hàng loạt vụ phá sản của các “ông lớn” ngành tài chính thân thiện với tiền mã hoá như Silvergate Bank, Signature Bank, đặc biệt khi một số quỹ hưu trí ở Canada thường hứng thú với việc đầu tư tiền mã hóa.
Năm ngoái, quỹ hưu trí Caisse de Depot et Placement du Quebec có trụ sở tại Quebec đã hủy khoản staking trị giá 150 triệu USD vào công ty cho vay tiền mã hoá, Celsius Network. Ngoài ra, Ontario Teachers’ Pension Plan, một trong những quỹ hưu trí lớn nhất của Canada với gần 250 tỷ USD tài sản cũng ghi nhận khoản lỗ 95 triệu USD khi đầu tư vào sàn giao dịch đã phá sản FTX.
Trước đó, vào tháng 2/2023, cơ quan quản lý thị trường bảo trợ của Canada, Cơ quan Quản lý Chứng khoán Canada (CSA) đã tiến hành các biện pháp thắt chặt quy định đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động trong nước.
PCB Tổng hợp