Theo công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis, Việt Nam được biết đến là quốc gia cởi mở với tiền mã hoá khi đứng đầu thế giới trong hai năm liên tiếp về chỉ số chấp nhận tiền mã hoá.
Phương pháp nghiên cứu của Chainalysis đã tính đến việc áp dụng được điều chỉnh theo tỷ lệ dân số trên các nền tảng tiền mã hoá, từ các sàn giao dịch tập trung đến mạng thanh toán ngang hàng (P2P). Lưu lượng truy cập web đến các mạng tiền mã hoá lớn cũng được phân tích để xác định các quốc gia có tỷ lệ quan tâm và tỷ lệ chấp nhận cao nhất.
Điều đó nói lên rằng tỷ lệ chấp nhận cao của Việt Nam là một hiện tượng tương đối khó hiểu, chúng đặt ra câu hỏi: Tại sao tỷ lệ chấp nhận tiền mã hoá trong nước lại cao như vậy? Dưới đây là các yếu tố được cho là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng phát triển này.
Việt Nam không đánh thuế tiền mã hoá
Có rất nhiều lý do khiến tỷ lệ chấp nhận tiền mã hoá cao ở Việt Nam, không giống như ở Mỹ và các khu vực pháp lý lớn khác, nơi nắm giữ tiền mã hoá sẽ bị đánh thuế, tại Việt Nam không có thuế tiềnmã hoá.
Hiện tại, chính phủ Việt Nam thậm chí không công nhận tiền mã hoá là tài sản hợp pháp. Mặc dù các cơ quan thuế trong nước đã thể hiện sự quan tâm đến việc đánh thuế tiền mã hoá, nhưng họ không chỉ định chúng là tài sản chịu thuế. Do đó, luật pháp Việt Nam vẫn im lặng khi đề cập đến việc đánh thuế tiền mã hoá.
Vì lý do này, các tổ chức tài chính trong nước bị cấm xử lý các giao dịch liên quan đến tiền mã hoá. Tuy nhiên, công dân Việt Nam được phép sở hữu và giao dịch chúng.
Việc thiếu quy định về thuế tiền mã hoá giúp chúng trở thành công cụ đầu tư lý tưởng, làm gia tăng quy mô áp dụng và sở hữu.
Điều các nhà đầu tư Việt Nam sẽ phải đánh đổi là luật pháp sẽ không bảo vệ họ trong các trường hợp lừa đảo hoặc thua lỗ. Do đó, tiền mã hoá không thể sử dụng hợp pháp trong các mối quan hệ thương mại.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý tài chính của quốc gia đang làm việc để đưa ra các hướng dẫn sử dụng tiền mã hoá. Theo chỉ thị vào tháng 7/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tìm hiểu những lợi ích và mặt trái của tiền mã hoá để soạn thảo các quy định. Ngân hàng có khả năng đưa ra một loạt các biện pháp bao gồm các hướng dẫn về thuế và bảo vệ người dùng.
Ông Gracy Chen, giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền mã hoá Bitget đã có những chia sẻ về bối cảnh ở Việt Nam rằng, các quy định rõ ràng và mạnh mẽ sẽ cho phép các tổ chức trong nước bắt đầu kinh doanh tiền mã hoá và đây sẽ là một bước tiến tích cực cho ngành:
Theo ông Chen,“Khi quy định thực sự được đưa ra sẽ dẫn đến các tác động ngắn hạn lên hoạt động giao dịch trao đổi tiền pháp định. Nhưng về lâu dài, quy định rõ ràng có thể khuyến khích việc áp dụng rộng rãi hơn và tạo cơ sở cho việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức và nhà đầu tư. Khi có quy định tốt hơn, thị trường sẽ được bảo vệ tốt hơn và gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư. Vì vậy, về tổng thể, ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm”.
Hiện ở Việt Nam có một số lượng lớn dân số không có tài khoản ngân hàng, nhiều người trong số đó còn hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính tiêu chuẩn. Theo một nghiên cứu năm 2021 do tổ chức Statista thực hiện, Việt Nam đứng thứ hai trong số 10 nước không có tổ chức ngân hàng hàng đầu. Báo cáo nhấn mạnh rằng khoảng 69% người dân trong nước không được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điển hình.
Các ước tính của Ngân hàng Thế giới chỉ ra, chỉ hơn 61% dân số Việt Nam sống ở các vùng nông thôn, nơi khả năng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại bị hạn chế. Khoảng trống này đang nhanh chóng được lấp đầy bởi các mạng lưới về tiền mã hoá.
Các khái niệm về blockchain mang tính cách mạng mới lạ như tài chính phi tập trung (DeFi) cũng đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiền mã hoá tại Việt Nam, những người mong muốn có được tín dụng cho các mục đích đầu tư.
DeFi cho phép các nhà đầu tư bảo vệ tài sản của họ bằng cách sử dụng bảo hiểm DeFi và không yêu cầu thủ tục giấy tờ. Điều này rất thuận tiện cho người dùng chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt là những người muốn mở rộng quy mô đầu tư cá nhân và kiếm thu nhập thụ động.
Đáng chú ý, theo báo cáo Chỉ số tiếp nhận DeFi toàn cầu năm 2021 của Chainalysis, Việt Nam được xếp hạng thứ 2 trong số các quốc gia có mức sử dụng DeFi cao nhất trên thế giới.
Kiều hối của Việt Nam
Theo các báo cáo, năm 2021 kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã gửi về nước hơn 18 tỷ USD kiều hối, lập kỷ lục mới và đưa nước ta trở thành quốc gia thụ hưởng lượng kiều hối lớn thứ 8 trên thế giới. Tăng 3% so với mức 17,2 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2020.
Đối với những người thường xuyên gửi tiền về cho gia đình, phí chuyển tiền thường rất cao. Phụ phí thường bao gồm chi phí hành chính và tỷ giá hối đoái. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, chi phí chuyển tiền về Việt Nam tính đến năm 2020 trung bình khoảng 7%.
Các khoản phí cắt cổ, cộng với việc người dân không có ngân hàng không để tiếp cận với các dịch vụ chuyển tiền đã khiến việc chuyển tiền mã hoá trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người Việt sống ở nước.
Mặc dù các blockchain có tính phí giao dịch, nhưng chúng thường thấp hơn so với các mạng chuyển tiền, hơn nữa là giao dịch P2P không dựa vào người trung gian sẽ giúp giảm thời gian chờ.
Sự phổ biến ngày càng tăng của GameFi tại Việt Nam
GameFi, đặc biệt là xu hướng play-to-earn (P2E) rất phổ biến ở Việt Nam và đã đóng góp rất nhiều vào việc áp dụng tiền mã hoá ở trong nước.
Theo khảo sát của Chainplay’s State of GameFi 2022 vào tháng 8/2022, 75% nhà đầu tư GameFi nói rằng họ bắt đầu đầu tư vào các loại tiền mã hoá sau khi tham gia các nền tảng GameFi.
Theo một báo cáo nghiên cứu năm 2021 được công bố bởi dịch vụ tổng hợp dữ liệu Finder, Việt Nam đứng thứ sáu trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ người chơi P2E cao nhất. Báo cáo chỉ ra, 23% người Việt Nam cho biết họ đã từng chơi trò chơi P2E.
Ngày nay, nhiều công ty khởi nghiệp GameFi đã thành lập văn phòng trong nước do văn hóa chơi game đang lan rộng, điều này cũng thúc đẩy việc áp dụng tiền mã hoá. Các nhà phát triển có để kể đến như:Ancient8, Sipher và Summoners Arena…
Đáng chú ý, Axie Infinity, một trong những trò chơi kiếm tiền phổ biến nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Việt Nam.
Theo dữ liệu từ các tổ chức như Google, Sensor Tower và Data.ai, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về sản xuất ứng dụng và game trong các cửa hàng trực tuyến như Apple Store và Google Play. Trong khi đó, việc áp dụng tiền mã hoá rộng rãi trên toàn thế giới vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 một phần là do GameFi. Hai yếu tố này có mối liên hệ đáng kể, tạo ra sự chấp nhận tiền mã hoá lớn ở Việt Nam.
Tiền mã hoá như một hàng rào chống lại lạm phát
Công dân Việt Nam trong suốt lịch sử rất ưa thích sử dụng các đồng tiền của quốc gia khác như USD khi bước vào thời kỳ kinh tế bất ổn và siêu lạm phát. Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam cũng đang tích lũy tài sản như vàng để phòng ngừa lạm phát.
Có thời điểm trong thập kỷ trước, người dân Việt Nam nắm giữ đến 400 tấn vàng.
Tất nhiên, sự xuất hiện của tiền mã hoá cũng dẫn đến việc nhiều người dân trong nước sử dụng chúng để phòng ngừa lạm phát thay vì tài sản hữu hình như vàng.
Niềm tin vào Việt Nam Đồng ngày càng suy giảm do nhiều yếu tố vĩ mô đã khiến nhiều các nhà đầu tư Việt chuyển sang sử dụng tiền mã hoá, bất chấp Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo các cá nhân và tổ chức không nên kinh doanh và giao dịch tiền mã hoá do các đặc điểm nguy hiểm.
Theo dữ liệu từ Statista, Bitcoin (BTC) được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi như một hàng rào chống lại lạm phát và là loại tiền mã hoá phổ biến nhất trong nước. Báo cáo cũng tiết lộ sở thích tìm kiếm củangười dùng Việt đối Bitcoin là khoảng 84,5% so với các loại tiền mã hoá khác.
Tóm lại, việc áp dụng và sở hữu tiền mã hoá ở Việt Nam sẽ tiếp tục tồn tại khi ngày càng nhiều người Việt khám phá ra sự tiện lợi và tiềm năng của tài sản số. Tuy nhiên, các quy định mở rộng có vẻ vẫn chưa thể đến sớm dù cho Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra thời hạn trong năm 2023 sẽ nghiên cứu những ưu điểm và nhược điểm của tiền mã hoá, cũng như đưa ra các khuyến nghị về pháp lý chính sách.