Blockchain có tính phân cấp, minh bạch, khả năng mở rộng, đồng thời cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ.
Nhiều ngành công nghiệp đang áp dụng công nghệ blockchain trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hậu cần và dịch vụ tài chính. Quan trọng hơn, blockchain cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát tài sản và cả cả dữ liệu cá nhân mà không cần dựa vào bên thứ ba.
Khi blockchain phát triển, các công ty trên thế giới đang tìm nhiều cách để triển khai công nghệ này cho một loạt ứng dụng. Để có cái nhìn sâu sắc hơn, Cointelegraph đã liên hệ với các dự án phá vỡ các ngành công nghiệp và đưa blockchain đến gần hơn với cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Năm 2020, một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin nhạy cảm như ID chính phủ và số ID thuế của hơn 115.000 người đã nộp đơn xin giấy phép lưu hành COVID-19 đã bị lộ ở Argentina.
Sự cố này đã truyền cảm hứng cho ShelterZoom phát triển một giải pháp bảo vệ dữ liệu y tế của bệnh nhân khỏi các vi phạm mạng tương tự. Công ty từng hợp tác với một bệnh viện tư nhân để cung cấp cho bệnh nhân quyền sở hữu và kiểm soát hoàn toàn hồ sơ y tế.
“Hồ sơ bệnh nhân được mã hóa, có nghĩa là một khóa riêng tư được đính kèm với mỗi hồ sơ trực tuyến,” CEO ShelterZoom – Chao Cheng Shorland nói.
Thông qua tiện ích mở rộng dựa trên blockchain hoặc ứng dụng di động, người dùng có thể truy cập vào hồ sơ y tế và thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết bất cứ lúc nào. Họ cho phép bệnh nhân theo dõi thông tin bệnh án và thu hồi quyền truy cập. CEO giải thích: “Bằng cách lưu giữ hồ sơ lên hệ sinh thái blockchain, các nhà cung cấp và bệnh nhân có thể có quyền truy cập vào hồ sơ y tế ngay lập tức, thay vì chờ đợi hồ sơ giấy được gửi hoặc fax”.
Hơn 300.000 bệnh nhân hiện có quyền truy cập vào ứng dụng Web3 nhờ mối quan hệ đối tác và có kế hoạch mở rộng dịch vụ sang các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác ở Argentina.
Quyền sở hữu dữ liệu
Với các ứng dụng của Web3, người dùng có thể toàn quyền kiểm soát dữ liệu của riêng họ và xác định xem có nên kiếm tiền từ dữ liệu đó vì lợi ích cá nhân hay không.
Dimo là một giao thức dữ liệu truyền tải phi tập trung cho phép người dùng tạo các bản ghi chép dữ liệu đã được xác minh. Chủ sở hữu có thể chia sẻ thông tin này một cách riêng tư với các ứng dụng, cho phép họ thương lượng về tính bảo mật và tỷ lệ tài chính tốt hơn. Khi người dùng giới thiệu và tham gia vào mạng sẽ được thưởng bằng token DIMO gốc.
Alex Felix, CIO của CoinFund – một trong những nhà đầu tư của Dimo – nói:
“Cho dù đó là NFT hay game, tuy rằng công nghệ blockchain được sử dụng phổ biến trong giao dịch và đầu tư, chúng tôi càng mong đợi người tiêu dùng hiểu rộng hơn về giá trị của công nghệ này. Web3 cho phép người dùng kiếm tiền từ dữ liệu của chính họ đồng thời người tiêu dùng có thể hưởng lợi đáng kể từ sự đổi mới cơ bản này được thực hiện thông qua công nghệ blockchain,” ông lưu ý.
Hàng hiệu và blockchain
Aura Blockchain Consortium được thành lập để cho phép khách hàng xác minh tính xác thực của sản phẩm. Điển hình, thông qua quan hệ đối tác với Aura, Prada đang cho phép khách hàng tra cứu đồ trang sức bằng kim cương và vàng tái chế, đảm bảo tính xác thực và minh bạch của chúng ở mọi bước sản xuất.
Các thương hiệu như Louis Vuitton và Christian Dior cung cấp cho khách hàng một chứng chỉ được cung cấp bởi Aura, nơi lưu trữ các đặc điểm, nguồn gốc và quá trình sản xuất của mỗi viên đá.
Truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là liên quan đến kim cương, từ lâu đã là một thách thức đối với ngành công nghiệp trang sức. Aura hoạt động trên chuỗi khối Ethereum và sử dụng Microsoft Azure, trong khi các hợp đồng thông minh truy xuất nguồn gốc và cơ sở hạ tầng blockchain của dự án được phát triển bởi ConsenSys.