Bất kỳ quốc gia nào triển khai CBDC trong tương lai gần đều phải đảm bảo quốc gia đó sẵn sàng bảo vệ các tài sản kỹ thuật số của họ và quan trọng nhất là các khóa riêng tư.
Thế giới tài chính ngày nay đang ngày càng trở nên số hóa, theo lẽ tự nhiên, các ngân hàng trung ương muốn thích ứng với sự thay đổi của môi trường khi nhu cầu sử dụng tiền mặt đang giảm nhanh chóng.
Trên toàn cầu, sự gia tăng của các ứng dụng thanh toán kỹ thuật số và COVID-19 đã làm tăng tốc độ “giảm sử dụng tiền mặt”, thúc đẩy sự quan tâm đến tiền tệ kỹ thuật số và nhu cầu về các giải pháp thanh toán dễ dàng hơn.
Khi việc áp dụng crypto tiếp tục mở rộng, ý tưởng về tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) cũng đạt được động lực. Các chính phủ trên khắp thế giới đang xem xét ý tưởng ban hành CBDC của riêng họ, với một số ít đã được tung ra.
Không rõ khi nào CBDC sẽ trở thành một dạng tiền “bình thường mới”. Nhưng đừng mong đợi CBDC sẽ giống với các đặc điểm phi tập trung của Bitcoin (BTC) bởi vì theo định nghĩa, ngân hàng trung ương là một thực thể tập trung.
Họ có thể cung cấp một số lợi ích tương tự, chẳng hạn như giảm thời gian xác minh thanh toán và cung cấp bằng chứng giao dịch. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều thách thức cần vượt qua.
Trong số những thách thức này là những rủi ro hoạt động của “không gian mạng”. Trong khi các ngân hàng đã quen với việc đầu tư nguồn lực vào việc bảo vệ nguồn dự trữ “pháp định” của họ, thì việc bảo vệ các loại tiền kỹ thuật số đòi hỏi một tư duy khác. Công nghệ blockchain có một số lỗ hổng cố hữu – bao gồm tính ẩn danh và không thể phục hồi hay có thể dễ bị khai thác bởi những kẻ lừa đảo thông minh.
Hiện không rõ liệu các CBDC có tận dụng công nghệ blockchain hay không? Các CBDC có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đối mặt với các loại mối đe dọa mạng mới không? Và những mối đe dọa hoặc lỗ hổng tiềm ẩn này sẽ biểu hiện như thế nào?
An ninh mạng
Trong vài năm qua, tin tặc ngày càng trở nên tinh vi và trơ trẽn hơn trong các cuộc tấn công. Cả tài chính truyền thống và các giao thức blockchain đều là nạn nhân của mục đích xấu xa này.
Trên thực tế, vụ việc ngân hàng trung ương của Đan Mạch bị tấn công là một phần của hoạt động SolarWinds vào cuối năm 2020. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các chính phủ ở khắp nơi trên thế giới.
Hãy tưởng tượng một nhóm tin tặc chuyên dụng tìm thấy, thâm nhập và truy cập vào một cửa hậu cung cấp cho chúng quyền kiểm soát khóa riêng tư của ngân hàng trung ương.
Bên cạnh đó, khóa cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hệ thống blockchain, vì bất kỳ giao dịch nào được thực hiện bằng khóa cá nhân đều được hệ thống xem là hợp lệ và an toàn.
Có thể nhìn thấy rủi ro khi phần lớn ngân khố của một đất nước bị một tổ chức tội phạm “giữ làm con tin”. Tin tặc có thể tuỳ thích đúc hoặc đốt tiền kỹ thuật số theo ý muốn.
Một sự tấn công đến mức này có thể là thảm họa và có khả năng dẫn đến sự tàn phá của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Mặc dù một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy sẽ là quá sức đối với các loại tội phạm tài năng nhất, nhưng chúng vẫn không thể bị bỏ qua.
Nếu thật sự xảy ra, hậu quả thì ai cũng có thể đoán được, trật tự kinh tế – chính trị và sự ổn định của thế giới, chắc chắn sẽ bị đảo lộn.
Vậy, làm thế nào một quốc gia quyết tâm thành lập CBDC của riêng mình có thể bảo vệ ngân khố khỏi bọn tội phạm đang cố gắng đánh cắp nó?
Bảo mật ngân khố quốc gia
Việc vô hiệu hóa những kẻ tấn công mạng độc hại không phải là nhiệm vụ dễ dàng – chúng luôn đề phòng các mục tiêu mới và khai thác từ các lỗ hổng nhỏ nhất. Tin tặc crypto rất thành thạo trong việc xác định mục tiêu tấn công, gửi mã độc và chiếm quyền kiểm soát các khóa riêng tư của cá nhân và tổ chức.
Các ngân hàng đều đầu tư một số tiền khổng lồ mỗi năm để bảo vệ cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng CNTT của họ. Các lớp bảo mật khác nhau được sử dụng để chống lại tin tặc, bảo vệ thông tin về các công việc nội bộ hoặc tránh rò rỉ thông tin nhạy cảm không chủ ý.
Trong khi các ngân hàng quen thuộc với việc bảo mật thông tin, thì việc bảo vệ tài sản kỹ thuật số đòi hỏi một cách tiếp cận rất khác so với các tài sản truyền thống.
Nếu họ quyết định tận dụng blockchain, các ngân hàng trung ương phải xem xét cách thức các khuôn khổ ngân hàng hiện tại có thể được điều chỉnh cho phù hợp với kiến trúc phân tán của blockchain, trong đó chú ý nhiều hơn đến kiến trúc hệ thống, quản trị và cơ chế đồng thuận.
Các giải pháp lưu ký ngày nay đã phát triển đến một độ nhất định, tuy nhiên, hầu như tất cả chúng đều chưa được tối ưu hết cỡ. Do cấu trúc của một giao dịch blockchain, tất cả các giao dịch phải được thực hiện khi được kết nối với internet tại một số thời điểm.
Vì vậy, các chính phủ đã đề nghị tìm ra giải pháp để lưu trữ và quản lý các khóa cá nhân mà không cần internet trong khi phát hành CBDC nhằm cung cấp quyền giám sát và thực hiện các dàn xếp trên chuỗi.
Hầu hết các ngân hàng trung ương đang tiến hành tất cả các hoạt động thẩm định cần thiết để cân nhắc các rủi ro và lợi ích của các CBDC.
Một số đã quyết định từ bỏ tham gia, đặc biệt là với sự biến động hiện nay của thị trường crypto. Nhưng bất kỳ quốc gia nào triển khai CBDC trong tương lai gần đều phải đảm bảo quốc gia đó sẵn sàng bảo vệ các tài sản kỹ thuật số của họ và quan trọng nhất là các khóa riêng tư.
Khi nói đến blockchain, các ngân hàng trung ương nên suy nghĩ lại về mọi thứ họ biết về nhu cầu bảo mật CNTT. Chỉ khi đó, họ mới có thể tung ra các loại tiền kỹ thuật số của mình với đủ sự yên tâm.
Nguồn: Cointelegraph