Khi tìm hiểu về Ethereum, bạn sẽ thấy cụm từ Token ERC-20 xuất hiện thường xuyên. Vậy Token ERC-20 là gì và những ví lưu trữ nào tốt nhất?
ERC-20 là gì?
ERC20 là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Ethereum Request for Comment”. Đây là tên gọi của một bộ các tiêu chuẩn mà những Token được phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum phải tuân thủ. Trên nền tảng Ethereum, để tạo ra các Token bạn phải thiết lập hợp đồng thông minh (Smart Contract) lập trình theo tiêu chuẩn ERC20.
ERC-20 được thành lập khi nào?
Ngày 19/11/2015, tiêu chuẩn ERC20 được đề xuất phát triển bởi Fabian Vogelsteller. Trong đó, một danh sách chung các quy tắc mà 1 Token Ethereum phải thực hiện được thiết lập nhằm giúp các nhà phát triển có thể lập trình các Token mới để hoạt động trong hệ sinh thái của Ethereum. Vào năm 2017, Token ERC20 trở nên phổ biến hơn khi các công ty Startup huy động vốn thông qua ICO (phát hành Coin lần đầu).
Các quy tắc tiêu chuẩn của ERC-20
Để tuân thủ ERC-20, hợp đồng của bạn cần bao gồm sáu chức năng bắt buộc: totalSupply , balanceOf , transfer , transferFrom , approve và allowance . Ngoài ra, bạn có thể chỉ định các chức năng tùy chọn, chẳng hạn như name, symbol và decimal.
Quy tắc tùy chọn
- Token Name: tên của Token.
- Symbol: ký hiệu của Token hay mã Token.
- Decimals: Số thập phân (tối đa 18), quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của Token.
Ví dụ:
- Tên Token: Maker
- Symbol: MKR
- Decimals: 18. Lúc này, đơn vị nhỏ nhất của MKR là 0.000000000000000001 MKR.
Quy tắc bắt buộc
- TotalSupply: là tổng nguồn cung hay còn gọi là số lượng Token có thể được tạo ra. Ví dụ: TotalSupply của MKR là 1,005,557 MKR.
- BalanceOf: Số dư của Token trong một tài khoản hoặc một ví đang có.
- Transfer: chuyển Token từ ví của bạn sang ví của người dùng khác bằng cách cung cấp địa chỉ của người nhận và số Token cần gửi.
- TransferFrom: Chuyển Token từ tài khoản này sang tài khoản khác. Quy tắc này khá tương đồng với Transfer nhưng tiện dụng hơn với tính năng cho phép bạn ủy quyền cho ai đó chuyển Token thay bạn.
- Approve: đối chiếu giao dịch, giới hạn số lượng Token được rút ra từ ví của bạn. Quy tắc này có thể giúp người tham gia tránh được các rủi ro do lỗi hợp đồng hoặc bị đánh cắp tất cả Token trong ví.
- Allowance: cho phép người dùng kiểm tra số Token dư trong ví để thuận tiện cho việc rút và kiểm soát Token trong ví của mình.
Bằng cách kết hợp tất cả các chức năng ở trên, chúng ta đã có hợp đồng ERC-20. Chúng ta có thể truy vấn tổng nguồn cung, kiểm tra số dư, chuyển tiền và cấp quyền cho các DApp khác quản lý token của mình.
Một phần lớn tạo nên sự hấp dẫn của token ERC-20 là tính linh hoạt của chúng. Các quy ước đặt ra không hạn chế sự phát triển, vì vậy các bên có thể triển khai các tính năng bổ sung và đặt các thông số cụ thể phù hợp với nhu cầu của họ.
Đánh giá ưu và nhược điểm của ERC-20
Ưu điểm
Tính Fungible
Các Token ERC20 có tính Fungible – mỗi đơn vị có thể hoán đổi cho nhau. Nếu bạn sở hữu một BinanceAcademyToken, không quan trọng Token đó của bạn là loại nào, bạn vẫn có thể trao đổi chúng một cách thoải mái với các Token của người khác mà không làm thay đổi giá trị, chức năng của Token, chức năng của chúng tương tự như tiền mặt và vàng.
Điều này trở thành điểm cộng nếu Token của bạn hướng đến mục tiêu trở thành một loại tiền tệ. Với đặc tính Fungible của ERC20, các Token riêng lẻ có thể hoán đổi cho nhau, không làm hỏng đi mục đích sử dụng làm tiền tệ của chúng.
Tính linh hoạt
Các Token ERC20 có khả năng tùy biến cao và dễ dàng điều chỉnh trên nhiều ứng dụng khác nhau. Ví dụ như bạn có thể sử dụng chúng làm đơn vị tiền tệ trong game, điểm thưởng tại các chương trình khách hàng trung thành, dưới dạng những vật phẩm sưu tầm kỹ thuật số (NFT) hoặc thậm chí là đại diện cho tác phẩm nghệ thuật và quyền sở hữu.
Tính phổ biến
Trong ngành công nghệ tiền mã hóa, ERC20 vô cùng phổ biến và có thể sử dụng như một kế hoạch chi tiết. Nhờ đó, các Token mới có thể lên sàn và được ví điện tử hỗ trợ một cachs tự động, không phải xây dựng nền tảng phù hợp với từng Token. Bên cạnh đó, ERC20 còn giúp cho việc tạo ra các Token mới trở nên dễ dàng và cũng là lý do tại sao Ethereum trở thành nền tảng phổ biến nhất cho các chiến dịch ICO.
Token ERC20 có mặt trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử sở hữu tính thanh khoản cao, người dùng có thể sử dụng mua, bán, trao đổi bất cứ lúc nào.
Nhược điểm
Khả năng mở rộng còn kém
Hiện tại, khả năng mở rộng của ERC20 không được tốt. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư mất những khoản phí đáng kể và chậm trễ khi giao dịch. Ngoài ra, nếu bạn khởi chạy một Token ERC20 mà bị tắc nghẽn mạng thì tính khả dụng của Token có thể bị ảnh hưởng.
Nguy cơ lừa đảo cao, dễ bị mạo danh
Token ERC20 được tạo ra rất đơn giản nên điều này dễ khiến cho nhiều kẻ gian lợi dụng nhằm tạo ra các Token không có giá trị, mạo danh để lừa đảo nhiều nhà đầu tư khác. Do đó, bạn nên kiểm tra thật kỹ địa chỉ hợp đồng thông minh của Token để tránh mua nhầm Token giả.
Bên cạnh đó, một số Token ERC20 dễ bị phá hủy khi đang giao dịch cho một hợp đồng thông minh thay vì sử dụng đồng ETH. Ước tính đã có 3 triệu USD bị tổn thất vì tình trạng này.
Cách sở hữu Token ERC-20 an toàn
Mua Token ERC2 ở đâu?
Cách 1
Bạn có thể mua Token ERC20 từ các dự án ICO. Đây là những dự án phát hành tiền điện tử ngày càng phổ biến và phát triển theo tiêu chuẩn ERC20. Tại đây, người chơi có cơ hội sở hữu những Token giá rẻ ở những thời gian đầu của dự án. Tuy nhiên, tình trang của các dự án ICO tồn tại khá nhiều rủi ro, lừa đảo nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng, nắm rõ các thông tin trước khi giao dịch, tránh để bị mất tiền không đáng.
Cách 2
Bạn tìm mua Token ERC20 tại các chợ Coin/ Token hoặc những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín. Những sàn giao dịch lớn thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch như: PancakeSwap, Julswap. Tại đây, cho phép bạn tạo ví và mua Token ERC20 bằng tiền pháp định hoặc các loại Coin hợp lệ khác. Bạn có thể sử dụng ví điện tử niêm yết của những sàn giao dịch này.
Top 5 ví lưu trữ Token ERC-20 được nhiều Trader lựa chọn
Ví My Ether Wallet (MEW)
My Ether Wallet được xem là ví điện tử niêm yết trên nền tảng Ethereum được tích hợp sẵn để tương thích với ERC20. Hiện tại, ví My Ether Wallet sở hữu số người sử dụng nhiều nhất trên thế giới bởi giao diện thân thiện, chi phí rút Token thấp. Ngoài ra, cách đăng ký ví này khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay trên điện thoại của mình.
Tuy nhiên, ví My Ether Wallet tồn tại một số hạn chế là dễ bị hacker tấn công và dính virus. Điểm trừ của ví này chính là khả năng bảo mật kém, nhà đầu tư rất dễ bị thất thoát tài sản.
Ví ImToken
Ví điện tử ImToken Wallet được phát triển phù hợp với ERC20 và thường được biết đến là một ứng dụng có thể sử dụng trên điện thoại thông minh. Trong đó, ImToken sở hữu đầy đủ tính năng, hỗ trợ trên cả nền tảng Android và iOS bảo mật tuyệt đối nên rất được người dùng tin tưởng.
Ví MetaMask
MetaMask được biết đến là một nền tảng lưu trữ tiền điện tử tương thích với chuỗi khối Ethereum và phổ biến với nhiều Blockchain khác. Ví này được tích hợp như một tiện ích mở rộng (Extensions) hoạt động trên nhiều trình duyệt web phổ biến như Chrome, FireFox, Brave, Edge. Ngoài ra, MetaMask còn sở hữu ứng dụng ví trên các thiết bị di động.
Ví Trust và Cipher
Đây là hai loại ví dành riêng cho điện thoại thông minh, bạn có thể tải trên hệ điều hành Android và iOS. Ví Trust và Cipher được người dùng đánh giá cao về tính năng an toàn, cho phép bạn được toàn quyền kiểm soát các khóa bảo mật cùng lúc.
Ví Mist và Parity
Nếu Trust và Cipher hỗ trợ riêng cho điện thoại thì ví Mist và Parity là phiên bản cài đặt trên máy tính. Hiện tại, 2 loại ví này chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Ví Ledger và Trezor
Không giống các loại ví online, Ledger và Trezor là ví cứng, ví lạnh dùng để lưu trữ tiền điện tử. Nhiều Trader ưa chuộng 2 loại ví này bởi tính năng mã hóa, bảo mật tất cả các Coin vô cùng chắc chắn, tách biệt với thế giới bên ngoài nên bạn không lo khả năng bị hacker tấn công. Bên cạnh đó, người dùng hoàn toàn được làm chủ ví của mình mà không phải thông qua bất kỳ bên thứ 3 nào khác như các ví online.
FAQs về ERC-20
ERC20 có gì khác biệt so với ERC721 và ERC1155?
ERC20 là tiêu chuẩn Token Ethereum đầu tiên nhưng không phải là duy nhất trên thị trường tiền ảo. Tiêu chuẩn ERC721 được xây dựng với ý tưởng trái ngược hoàn toàn so với tính chất của các Coin/ Token là tính thay thế (Fungible). Với tính năng này, ERC721 đưa ra giá trị và cách xử lý của các đồng Coin/ Token đều như nhau. Còn ERC1155 là sự kết hợp của cả ERC20 và ERC721, nghĩa là các ERC1155 vừa là các Token có thể thay thế (Fungible) vừa không thể thay thế (Non-Fungible).
Bạn có thể tạo ra Token giả không?
Câu trả lời: Không. Bạn không thể làm giả Token vì tính năng Approve sẽ kiểm tra một giao dịch so với tổng nguồn cung Token.
Làm thế nào để nhận biết giao dịch trên Ethereum đã nhận hay chưa?
Các giao dịch trên Ethereum được xem là hoàn tất sau khi có 12 xác nhận. quá trình này thường mất khoảng 5 phút nhưng thời gian sẽ có thể chênh lệch
Mã thông báo ERC20 khác gì với các loại tiền điện tử khác
Mã thông báo ERC20 là một tài sản dựa trên Blockchain có chức năng tương tự như Bitcoin. Sự khác biệt chính giữa mã thông báo ERC20 so với các loại tiền điện tử khác là được tạo và lưu trữ trên chuỗi Ethereum, trong khi Bitcoin và Bitcoin Cash là tiền tệ bản địa của các chuỗi khối tương ứng của chúng.
Tổng kết
Tiêu chuẩn ERC-20 đã thống trị ngành tiền mã hoá trong nhiều năm và không khó để hiểu tại sao. Vì khá dễ sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể triển khai một hợp đồng đơn giản, phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng (như các token tiện ích, stablecoin, v.v.). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tính năng chưa được triển khai trong thực tế. Vậy nên chúng ta có thể tiếp tục đón chờ các loại hợp đồng khác được thực hiện trên tiêu chuẩn này.
PCB Tổng hợp