Trước đây, việc sử dụng Bitcoin (BTC) trên Ethereum hoặc Ethereum (ETH) trên Binance Smart Chain (BSC) là một thách thức lớn. Các blockchain hoạt động độc lập, dẫn đến khó khăn trong việc chuyển đổi tài sản giữa các mạng lưới. Wrapped token chính là giải pháp cho vấn đề này, cho phép người dùng tiếp cận và sử dụng tài sản không phải là tài sản gốc trên blockchain.
Wrapped token là gì?
Nói một cách đơn giản, wrapped token là loại tài sản được neo tỉ giá 1:1 với một tài sản gốc trên blockchain khác. Stablecoin chẳng hạn như Tether cũng hoạt động theo cùng một logic. Tether được coi là một phiên bản ảo của USD với khả năng hoạt động trong một hệ thống phi tập trung.
Lấy ví dụ, Wrapped Bitcoin (WBTC) là một token ERC-20 trên Ethereum, được neo vào giá trị của Bitcoin theo tỷ lệ 1:1.
Lưu ý: Mặc dù Tether (USDT) thường được xem là wrapped token, nhưng thực tế không chính xác. USDT được giao dịch theo tỷ lệ 1:1 với USD, tuy nhiên, Tether không giữ số lượng USD chính xác cho mỗi USDT trong kho dự trữ của mình. Kho dự trữ này còn bao gồm tthêm các khoản tương đương tiền mặt , tài sản và các khoản phải thu từ việc cho vay.
Wrapped token ra đời để làm gì?
Bản chất một native token trên một mạng lưới blockchain không thể tư do duy chuyển qua mạng lưới khác. Tương tự bạn không thể trực tiếp chuyển Bitcoin từ blockchain Bitcoin sang blockchain Ethereum do khác tiêu chuẩn token (ERC-20,BRC-20,…), hệ thống mã hoá (Encryption) và cơ chế đồng thuận (POW, POS,…). Do đó Wrapped token ra đời do nhu cầu về khả năng tương tác và thanh khoản cao hơn. Khả năng wrap tài sản nhàn rỗi và sử dụng tài sản này trên một chuỗi khác có thể tăng cường sự kết nối giữa các nguồn thanh khoản biệt lập.
Wrapped token hoạt động như thế nào?
Wrapped token thường được quản lý bởi một bên giám sát (Custodial), có thể là một tổ chức, ví đa chữ ký (multi sig), DAO hoặc hợp đồng thông minh (smart contract). Bên giám sát này giữ một lượng tài sản gốc tương đương với số lượng token được phát hành.
Quá trình bao bọc (wrap) diễn ra như sau:
- Một người gửi tài sản gốc là native token (ví dụ: Bitcoin) cho bên giám sát.
- Bên giám sát sẽ lock native token lại, mint wrapped token trên blockchain đích đến (ví dụ: WBTC trên Ethereum) với số lượng tương đương với tài sản gốc.
- Quá trình mở bọc (unwrap) diễn ra ngược lại, khi người dùng muốn đổi wrapped token về tài sản gốc.
Wrapped Bitcoin (WBTC)
Bản thân Bitcoin không thể chạy trong blockchain Ethereum. Trên thực tế, blockchain của Ethereum cung cấp nhiều dịch vụ hơn blockchain của Bitcoin. Vì điều này, một số người đúc Bitcoin (BTC) và sử dụng Bitcoin mới được gói (WBTC) của họ trên mạng Ethereum để vận hành mọi dịch vụ mà mạng Ethereum cung cấp. Các dịch vụ này bao gồm chạy các ứng dụng phi tập trung (dApps) trong hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi).
Wrapped Bitcoin được giới thiệu vào năm 2019, thành lập chung bởi ba tổ chức: BitGo, Kyber Network và Ren.
Wrapped token trên Ethereum
Wrapped token trên Ethereum là token từ các blockchain khác được tạo ra để tuân thủ tiêu chuẩn ERC-20. Điều này cho phép bạn sử dụng tài sản không phải là tài sản gốc của Ethereum trên Ethereum. Quá trình wrap và unwrap token trên Ethereum sẽ tốn phí gas.
Tuy nhiên, ETH được phát triển trước tiêu chuẩn ERC-20, nên nó không tuân thủ tiêu chuẩn này. Điều này gây ra vấn đề, vì nhiều DApp yêu cầu chuyển đổi giữa ether và token ERC-20. Wrapped ether (WETH) ra đời để giải quyết vấn đề này. Nó là phiên bản ether được bao bọc, tuân thủ tiêu chuẩn ERC-20.
Hạn chế của việc sử dụng wrapped token
Hầu hết các trường hợp triển khai wrapped token hiện tại đều yêu cầu niềm tin vào bên giám sát giữ tiền. Với công nghệ hiện nay, người dùng không thể sử dụng wrapped token cho các giao dịch chuỗi chéo thực sự – mà thường phải thông qua bên giám sát.
Tuy nhiên, một số lựa chọn có tính phi tập trung hơn đang được triển khai và có thể ra mắt trong tương lai để giúp đúc và đổi wrapped token hoàn toàn không cần niềm tin.
Quy trình đúc cũng có thể tương đối tốn kém do phí gas cao và có thể bị trượt giá.
Kết luận
Wrapped token đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa các blockchain, cho phép sử dụng tài sản từ blockchain này trên blockchain khác. Điều này thúc đẩy khả năng tương tác trong hệ sinh thái tiền mã hóa và DeFi, hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả hơn và giúp các ứng dụng chia sẻ thanh khoản với nhau.