Thời kỳ hoàng kim của NFT chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 năm khi đạt khối lượng giao dịch 17 tỷ USD vào tháng 1/2022. Đến thời điểm hiện tại, khối lượng giao dịch NFT đã giảm khoảng 97%.
Nhưng đó không phải là dấu hiệu kết thúc của NFT, chúng ta cần hiểu lý do tại sao một ngân hàng tài sản kỹ thuật số như Sygnum là đối tác của các nhà sáng tạo NFT, những người muốn sự đơn giản và bảo mật khi khởi tạo một NFT.
Là một trong những khối xây dựng cơ bản của nền kinh tế tài sản kỹ thuật số, có những lý do chính đáng để nghĩ rằng NFT sẽ ở đây để tồn tại. Để hiểu lý do tại sao và cơ hội có thể nằm ở đâu, cần có một bức tranh rõ ràng về NFT thực sự là gì và nó có thể làm gì.
NFT vẫn giữ những vai trò nhất định
Thuật ngữ NFT bắt đầu xuất hiện vào năm 2014, nó chỉ được phổ biến bắt nguồn từ một token duy nhất tồn tại trên blockchain Ethereum với tiêu chuẩn là ERC-721. NFT có đặc tính là không thể bị sao chép hoặc làm giả. Trái ngược với tiền kỹ thuật số – các đồng tiền hoàn toàn có thể thay thế cho nhau, thì mỗi NFT là duy nhất.
Thông thường, NFT được sử dụng để đại diện cho các tài sản có giá trị cao. Vì vật phẩm được đại diện bởi NFT bị ràng buộc bởi mật mã với một chủ sở hữu duy nhất. Quyền sở hữu NFT có thể dễ dàng được chuyển đổi nhờ vào khóa riêng tư. Nhờ những đặc tính này, NFT là một nhân tố mang tính chất xây dựng cực kỳ hữu ích cho hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số.
Ngoài ra, NFT là một cách để “chứng khoán hóa” các tài sản không thể hoặc không dễ dàng để gửi ngân hàng. Bởi tính chất linh hoạt và có thể được lập trình, chúng cũng có thể tạo ra giá trị theo nhiều phương thức sáng tạo khác nhau.
NFT còn cung cấp cho chủ sở hữu của chúng vô số quyền lợi, chẳng hạn như quyền truy cập vào các cộng đồng trực tuyến “được kiểm soát” hoặc các sự kiện trong thế giới thực. NFT cũng có thể tạo ra lợi nhuận và đóng vai trò làm tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc dùng để đặt cọc trên nền tảng DeFi.
Đồng Blue Chip kỹ thuật số
Nhiều tổ chức trên thế giới đã nhận thấy điều này. Visa gần đây đã chi 150.000 USD cho một NFT CryptoPunk. KPMG ở Canada đang đầu tư vào NFT World of Women. Bitwise đã phát hành “Quỹ chỉ số Bluechip NFT”.
Các nhà kinh doanh nghệ thuật chính thống đang “rót tiền” vào không gian nghệ thuật kỹ thuật số. Christie’s có riêng một phòng ban cho mảng nghệ thuật kỹ thuật số và NFT, một chi nhánh VC nội bộ để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ NFT và một thị trường NFT trực tuyến trên Ethereum. Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York thông báo họ đang xem xét một khoản đầu tư khổng lồ vào NFT, ngay cả Bảo tàng Anh cũng đang đúc NFT.
Các tổ chức truyền thống khác cũng không đứng ngoài xu hướng này. The Economist đã đúc và bán NFT của một trong những trang bìa tạp chí của mình để phục vụ mục đích từ thiện. Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) đã công bố kế hoạch xây dựng một hệ sinh thái liên quan đến NFT. Samsung đã giới thiệu tùy chọn NFT vào TV thông minh của mình, LG cũng có những động thái tham gia vào xu hướng NFT.
Nếu có bất kỳ lo ngại nào về NFT, bên cạnh tình hình hiện tại của thị trường thì đó là tiếng xấu của chúng về những tác hại gây ra cho môi trường thông qua việc sử dụng năng lượng quá mức từ các nền tảng blockchain.
Tin tích cực là sau khi Ethereum – nền tảng phổ biến nhất cho NFT chuyển từ cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) tốn nhiều năng lượng sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS).
Các nhà đầu tư lớn sẽ muốn quan tâm và hiểu không gian NFT
Có nhiều lý do tại sao các nhà đầu tư tổ chức và nhà quản lý tài sản nên quan tâm đến NFT.
Như đã nhắc đến ở trên, NFT cung cấp các cơ hội đầu tư thú vị. Khách hàng đang ngày càng quan tâm đến những cơ hội và họ tiếp tục sẵn sàng chi trả. Điều này có nghĩa không chỉ ở khía cạnh đầu tư, nhà đầu tư còn hiểu được cả cách thức hoạt động của các công nghệ mới kèm theo như cách sử dụng ví.
Thị trường nghệ thuật kỹ thuật số sẽ vẫn còn biến động, nhưng có một điều chắc chắn rằng thị trường nghệ thuật truyền thống đang trên đà mã hóa các tác phẩm của mình và hứa hẹn sẽ tăng trưởng và trưởng thành đều đặn.
NFT sẽ giúp thúc đẩy các thị trường mới thú vị và sáng tạo hơn cho việc sở hữu trí tuệ của các nghệ sĩ, tác giả. Điển hình như việc nhà thơ Arch Hades gần đây đã bán bài thơ của mình dưới dạng NFT với giá nửa triệu USD, và còn rất nhiều dự án khác đang phát triển thị trường cho các loại IP khác nhau, như nghiên cứu học thuật hoặc công thức dược phẩm.
Một không gian thú vị khác có thể phát triển cùng với NFT, đó là tiện ích cung cấp quyền truy cập vào các cộng đồng chuyên gia. Vì NFT cho phép dễ dàng chuyển các quyền này giữa các chủ sở hữu, theo thời gian, chúng có thể xúc tác cho các thị trường thứ cấp trở nên có giá trị hơn và dễ dàng tiếp cận.
Nói tóm lại, người dùng đang thấy tất cả hiện thực này về NFT, chúng gần như sẽ tồn tại và phát triển trong tương lai.