Bitcoin được lưu hành từ năm 2009 đến nay và trong quá trình này đã chứng kiến sự xuất hiện của vô số loại tiền mã hóa khác nhau như ETH, ADA, SOL… Tuy nhiên với sự biến động mạnh và thiếu rõ ràng trong quy định, điển hình như vụ sụp đổ chỉ trong 1 đêm của Terra-LUNA, đây được xem là một phần nguyên nhân khiến tiền mã hóa và blockchain chưa được áp dụng chính thống.
Tại sao tiền mã hóa không được đấu thầu hợp pháp?
Hầu hết các Chính phủ và các doanh nghiệp đều không muốn sử dụng tiền mã hóa trong giao dịch thanh toán bởi sự biến động và khó định giá của nó. Tuy nhiên việc không xem tiền mã hóa là đấu thầu hợp pháp hoặc phương tiện thanh toán không có nghĩa các thể chế và doanh nghiệp không đầu tư vào chúng.
Một số Chính phủ thực hiện chức năng đầu tư nhằm tạo doanh thu phục vụ cho phúc lợi và các mục đích khác của nhà nước. Họ đầu tư vào cổ phiếu, các dự án phát triển, và cả các doanh nghiệp dưới sự điều hành của họ.
Vì vậy, việc Chính phủ đầu tư vào một thị trường thiếu ổn định như tiền mã hoá, đặc biệt là Bitcoin là một hành động bình thường nếu các khoản đầu tư này được thực hiện đúng cách. Điển hình là El Salvador, mặc dù chưa thu lại lợi nhuận nhưng quốc gia này đang kiên định với khoản đầu tư của mình.
Các tổ chức nắm giữ bao nhiêu Bitcoin?
Chúng ta sẽ ngạc nhiên vì những con số thống kê khi các Chính phủ trên toàn cầu đều phản đối ý tưởng hợp pháp hoá tiền mã hóa. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 8% tổng số Bitcoin đang lưu thông thuộc sở hữu của các Chính phủ, tương đương 1,6 triệu BTC, trị giá khoảng 45.8 tỷ USD.
Bulgaria là quốc gia nắm giữ số lượng nhiều nhất với 213.519 BTC, trị giá khoảng 6,27 tỷ USD, Ukraine nắm giữ 45.351 BTC, El Salvador có 9.500 BTC, Phần Lan 1.981 BTC và Georgia chỉ có 66 BTC.
Hầu hết số BTC do các Chính phủ nắm giữ được tập trung trong các Quỹ hoán đổi danh mục (ETF), nơi có hàng nghìn công cụ đầu tư tài chính khác nhau dành cho khách hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn như Grayscale Bitcoin Trust hiện nắm giữ 644.000 BTC, trị giá khoảng 18,9 tỷ USD. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính CoinShares/XBT sở hữu 48.466 BTC, Quỹ ETF Purpose Bitcoin có 31.453 BTC.
Tuy nhiên, khác với việc bỏ tài sản để mua và nắm giữ Bitcoin như các doanh nghiệp, phần lớn Bitcoin các Chính phủ nắm giữ đều đến từ việc tịch thu của các tổ chức tội phạm và các hoạt động gian lận.
Mỹ là quốc gia hoạt động tích cực nhất trong việc tịch thu Bitcoin từ tội phạm thông qua nhiều biện pháp khác nhau như đàn áp các thị trường trực tuyến bất hợp pháp, hay được gọi là Con đường tơ lụa (The Silk Road).
Khi cuộc đàn áp của Sở Thuế Mỹ (IRS) bắt đầu, rất nhiều tài khoản đã bị tịch thu và Chính phủ Mỹ toàn quyền nắm giữ những khoản tiền đó. Mặc dù không có con số chính xác, nhưng vào năm 2020 người ta ước tính số BTC do cơ quan này nắm giữ trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Vào năm 2022, nhiều số liệu cho thấy Bộ Tư pháp Mỹ nắm giữ 3,6 tỷ USD tiền mã hóa, tất cả đều đến từ các vụ tịch thu gian lận, bao gồm vụ hack từ sàn giao dịch Bitfinex năm 2016.
Từ những con số trên, có thể thấy các cơ quan công quyền đang dần bắt kịp công nghệ để hạn chế các hoạt động phạm tôi. Tuy nhiên đây có thể xem như một cuộc rượt đuổi. Khi các Chính phủ trở nên tốt hơn – tội phạm cũng càng ngày trở nên tinh vi hơn.
Cách các thể chế theo dõi tiền mã hóa
Những công ty nghiên cứu về blockchain như Elliptic, TRM Labs và Chainalysis hàng ngày vẫn theo dõi các hoạt động trên chuỗi của không gian tiền mã hóa. Các Chính phủ sẽ đầu tư vào những công ty này vì họ nhận được các thông tin về cách thức để khám phá các hoạt động bất hợp pháp cũng như các kế hoạch rửa tiền.
Ví dụ: Ví kỹ thuật số có thể được sử dụng trên các sàn giao dịch, sòng bạc trực tuyến hoặc thị trường darknet. Tuy nhiên các giao dịch trên blockchain là công khai, vì vậy nhất cử nhất động từ các hoạt động diễn ra hàng ngày đều được các công ty này theo dõi. Họ sẽ cung cấp cho các Chính phủ thông tin và hình ảnh trực quan về những hoạt động bất hợp pháp đang diễn ra trên blockchain.
Cách các Chính phủ tịch thu mã hóa
Có một số cách hợp pháp để các Chính phủ thu giữ tiền mã hóa.
Đầu tiên, khi mọi thứ liên quan đến tiền mã hóa như sàn giao dịch và ví đều phải đồng thuận với hệ thống pháp lý tại các quốc gia họ được phép hoạt động. Do đó, khi hoạt động gian lận và tội phạm xảy ra, các Chính phủ có thể yêu cầu sàn giao dịch truy vết và niêm phong tài sản bất hợp pháp.
Thứ hai, cần xây dựng lực lượng tình báo có nghiệp vụ công nghệ để xâm nhập vào các đường dây tội phạm. Đây là một hoạt động khó khăn và nhiều rủi ro, có thể mất nhiều năm để đạt được kết quả. Các mục tiêu chính nhắm tới thường là các đường dây tội phạm quốc tế. Vì vậy nhiều quốc gia không có quan hệ tốt với nhau vẫn phải hợp tác để loại bỏ tội phạm.
Tội phạm & Chính phủ
Như đã đề cập, khi các Chính phủ trở nên tốt hơn – tội phạm cũng càng ngày trở nên tinh vi hơn nhằm tẩu tán tài sản.
Một hành vi phổ biến của tội phạm tiền mã hóa là sử dụng các giao thức trộn tiền mã hoá như Tornado Cash hay ChipMixer. Tiền mã hoá từ các nguồn khác nhau sẽ được gửi vào máy trộn nhằm xoá dấu vết giao dịch trên blockchain. Theo ước tính, các máy trộn hiện đang xử lý trung bình khoảng 50 triệu USD hàng tháng.
Hiện nay, hầu hết các Chính phủ chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn triệt để các hoạt động rửa tiền mã hoá. Có quá nhiều hoạt động gian lận tinh vi phát triển dẫn đến không thể bị giám sát. Đây cũng là lý do vì sao có nhiều hoạt động phạm tội và rửa tiền nằm ngoài vòng pháp luật.
Tương lai sẽ ra sao?
Trong tương lai, các Chính Phủ trên thế giới có thể gia tăng lượng tài sản tiền mã hóa được nắm giữ như các khoản đầu tư và một phần để có tiếng nói cũng như quyền kiểm soát đối với không gian tiền mã hóa. Ngoài ra họ sẽ đầu tư vào các ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng cường giám sát. Đây cũng là trách nhiệm của họ trong việc trấn áp các hoạt động phạm tội.
Khi các Chính phủ tiếp tục thu giữ tiền mã hoá đồng nghĩa với việc phân cấp sẽ trở nên tập trung hơn nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên không gian tiền mã hoá không thể không kiểm soát vì những hoạt động bất hợp pháp đang tạo ra môi trường không an toàn.
Tóm lại, nếu các thể chế muốn ngăn chặn sự phát triển của các loại hình tội phạm có tổ chức, khủng bố, rửa tiền, họ sẽ phải xung đột trực tiếp với hệ tư tưởng phân quyền trên blockchain, cộng đồng tiền mã hoá sẽ phải dần chấp nhận sự thật này.