Trong khuôn khổ hội nghị các Ngân hàng trung ương châu Phi tại Ma-rốc vào ngày 19/6, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, đã công bố kế hoạch ra mắt một nền tảng hỗ trợ giao dịch giữa các quốc gia sử dụng Tiền số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).
Kế hoạch của IMF được công bố sau một báo cáo của Atlantic, trong đó nhấn mạnh năm 2023 là thời điểm quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu CBDC. CEO của IMF cho biết đã có 114 Ngân hàng trung ương đang ở giai đoạn nghiên cứu CBDC, với khoảng 10 ngân hàng đã vượt qua giai đoạn này.
Nền tảng CBDC được đề xuất được cấu trúc thành ba lớp gồm: thanh toán, lập trình và quản lý thông tin. Chúng đảm bảo sự an toàn bằng cách thanh toán dựa trên tài sản dự trữ của Ngân hàng trung ương, mang đến sự đổi mới và an toàn trong hợp đồng và quản lý luồng thông tin chính xác để vượt qua các xung đột kinh tế. Các nền tảng này sẽ cung cấp tính tương thích giữa các đồng tiền giấy và “hệ thống kế thừa” mới dựa trên quản trị minh bạch và tuân thủ quy định.
Phát biểu về kế hoạch, bà Georgieva chia sẻ:
CBDC không nên là các đề xuất bị phân mảnh bởi các quốc gia… Để tạo ra các giao dịch hiệu quả và công bằng hơn, chúng ta cần có hệ thống kết nối giữa các quốc gia, đặc biệt là sự tương thích giữa các hệ thống. Vì lý do này, tại IMF, chúng tôi đang nghiên cứu khái niệm về một nền tảng CBDC toàn cầu.
Được tạo ra để thanh toán và giao dịch trên nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau, nền tảng CBDC mới sẽ tập trung giảm thiểu sự chậm trễ và các khoản phí cao liên quan đến thanh toán quốc tế, cũng như lập trình các hợp đồng tài chính và quản lý thông tin một cách hiệu quả. Ngoài ra còn nhằm thiết lập một khung pháp lý thống nhất cho các loại tiền số được phát hành bởi các ngân hàng trung ương. Cho phép khả năng tương thích toàn cầu, đảm bảo các loại tiền số có thể tương tác và hoạt động liền mạch trên nhiều khu vực pháp lý khác nhau.
CEO của IMF cũng lưu ý, “nếu các quốc gia phát triển CBDC chỉ để triển khai trong nước thì chúng ta đang sử dụng không đúng tiềm năng của nó. Việc không thông qua về một nền tảng CBDC chung toàn cầu sẽ tạo ra một khoảng trống có khả năng bị lấp đầy bởi các loại tiền mã hoá”.
Trong khi CBDC là một loại tiền số được kiểm soát bởi Ngân hàng trung ương, tiền mã hoá hầu hết là phân tán và phi tập trung. Vì vậy, bà Georgieva nhấn mạnh, một CBDC nên được hỗ trợ bởi tài sản và nói thêm rằng, tiền mã hoá sẽ là cơ hội đầu tư khi được hỗ trợ bởi tài sản, nếu không, chúng là khoản đầu tư mang tính đầu cơ.
“CBDC có thể giúp thúc đẩy đổi mới tài chính toàn diện và chuyển tiền rẻ hơn, đặc biệt trong bối cảnh chi phí chuyển tiền trung bình thường ở mức 6,3% trên toàn cầu, tương đương 44 tỷ USD hàng năm”, bà Georgieva kết luận.