Từ đĩa hát đến băng cassette, CD và mp3, cách chúng ta thưởng thức âm nhạc luôn thay đổi liên tục. Có thể dự đoán sự bùng nổ kỹ thuật số tiếp theo làm rung chuyển ngành công nghiệp âm nhạc sẽ là NFT.
Ngành âm nhạc đặc biệt phức tạp về mặt pháp lý với các mô hình kinh doanh thiếu rõ ràng. Từ việc thực thi luật sở hữu trí tuệ đến hệ thống thanh toán quan liêu, chi phí thường do các nghệ sĩ chịu. Do đó tiềm năng của NFT mang lại có thể phá vỡ hiện trạng của ngành công nghiệp âm nhạc.
Cụ thể, NFT mang lại lợi thế so với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số (DSP) như Spotify và Apple Music.
Tuy nhiên, mô hình DSP khiến các nghệ sĩ gặp nhiều bất lợi về tỷ lệ thu nhập. Trên thực tế, phí bản quyền trả cho chủ sở hữu bản quyền là quá lớn so với các nghệ sĩ. Chủ sở hữu bản quyền chủ yếu là các hãng thu âm như Universal Music Group, Sony Music Entertainment và Warner Music Group.
Theo Statista, trong những năm từ 2018 đến 2020, tỷ lệ doanh thu Spotify thu về từ các nhà xuất bản, nhà phân phối và chủ sở hữu bản quyền trung bình là 74.42%. Ngược lại, các nghệ sĩ chỉ nắm giữ “khoảng 5,25%”
Sự phát triển của ngành âm nhạc
Trong ngành công nghiệp sáng tạo này, một số xu hướng nhất định đã chi phối cách nghệ sĩ sáng tạo và phân phối nội dung của họ. Trong những năm 1960, phần lớn các chương trình truyền hình tập trung vào 4 hoặc 5 kênh truyền thông đại chúng. Sau đó, nhiều kênh riêng tư tùy chỉnh hơn đã được tạo ra, cuối cùng video theo yêu cầu (VOD) được cho ra đời, cụ thể là YouTube và Netflix.
Về phía nghệ sĩ, người sáng tạo trên YouTube không còn phải đối mặt với những rào cản về việc ký hợp đồng với studio sản xuất hoặc nền tảng phân phối. Họ có thể trực tiếp chia sẻ nội dung với đối tượng thích hợp và thu về lợi nhuận. Xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với các nền tảng sáng tạo nội dung như Tik Tok, Instagram và Twitter.
Trong lịch sử, các nhạc sĩ với bất kỳ tham vọng nào về việc tăng lượng khán giả đều cần một hãng thu âm. Do những bên này có các kết nối cần thiết để phát sóng trên đài phát thanh và phân phối album CD trên các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các hãng thu âm rất cần thiết cho sự nghiệp âm nhạc của nghệ sĩ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của SoundCloud, Spotify và các DSP khác, nhiều nghệ sĩ đã có thể chia sẻ âm nhạc của họ và tăng lượng người theo dõi ngay từ studio tại gia của họ.
Nhưng chỉ một số ít có thể biến âm nhạc thành nguồn thu nhập chính. Điều này là do tất cả các chiến dịch quảng cáo và lợi nhuận đều tập trung trong tay các hãng thu âm, những người là cổ đông lớn tại Spotify. Chỉ với quy mô hàng triệu lượt truy cập, chủ sở hữu bản quyền âm nhạc Spotify mới có thể thu về bất kỳ lợi nhuận đáng kể nào. Kết quả là, trong số khoảng 8 triệu nghệ sĩ trên Spotify, chỉ 42,100 nghệ sĩ (0,53%) kiếm được hơn 10 nghìn USD trong năm.
NFT hứa hẹn thu hẹp quy mô của bên trung gian và biến các nghệ sĩ thành người hưởng lợi chính từ âm nhạc của họ. Phí gas xung quanh các giao dịch tiền mã hóa và sự phức tạp của việc thiết lập ví để tham gia vào thị trường ban đầu là những rào cản gia nhập. Để loại bỏ những rào cản này, các thị trường NFT đang đưa ra mức phí gas hấp dẫn hơn và cho phép người dùng thanh toán bằng tiền pháp định.
Các nghệ sĩ có thể phát hành NFT âm nhạc để tách biệt khỏi DSP và cung cấp cho khán giả được tuyển chọn của họ quyền sở hữu đối với âm nhạc và các bộ sưu tập kỹ thuật số khác. Do đó, các nghệ sĩ có lượng người theo dõi ở mọi quy mô có thể dễ dàng kiếm tiền từ lượt theo dõi của họ để lấy lại lợi nhuận đã mất trong mô hình DSP.
NFT tạo đà cho “bước nhảy vọt” tiếp theo của ngành công nghiệp âm nhạc
Hiện tại, NFT âm nhạc là sản phẩm phù hợp nhất giải quyết các vấn đề nhức nhối từ lâu trong ngành. Cụ thể, các nghệ sĩ có thể kiếm tiền từ “những fan siêu hâm mộ” của họ và kiếm lợi nhuận đáng kể từ việc bán NFT. Người hâm mộ và nhà đầu tư có nhiều khả năng sẵn sàng chi ra số tiền lớn hơn cho các sản phẩm như trên, nhu cầu này được dự đoán sẽ trở nên mạnh mẽ và thúc đẩy các giao dịch hàng hóa kỹ thuật số.
Bản chất độc quyền của NFT giúp các nghệ sĩ có thể có mối quan hệ chặt chẽ hơn với những người hâm mộ của họ. Trên thực tế, khi một nghệ sĩ đấu giá một NFT, họ thường thông báo một số lượng nhất định được cung cấp sao cho giá trị của NFT không bị pha loãng theo thời gian. Do đó, người hâm mộ được hưởng quyền sở hữu bất biến đối với các vật phẩm kỹ thuật số – được đi kèm với “khả năng mở khóa” chỉ có thể truy cập thông qua token mà họ đã sở hữu bên mình.
Mặt khác, các nhà đầu tư đặt cược vào giá trị của token sẽ tăng lên để bán lại cho các đại lý cung cấp hoặc cho những người hâm mộ giàu có khác, những người muốn kết tinh và củng cố kết nối của họ với các nhạc sĩ yêu thích của họ.
Tích hợp với Metaverse
Tất nhiên, sự gián đoạn đang được nhắc tới không có nghĩa là chỉ cải thiện các quy trình hiện có mà nó còn phải giới thiệu những cách hoàn toàn mới để trải nghiệm hàng hóa và dịch vụ. Điều này đặc biệt phù hợp khi nói đến âm nhạc, tích hợp NFT với metaverse.
Thế giới kỹ thuật số mang đến những cơ hội thú vị cho các nghệ sĩ và những người hâm mộ trung thành. Các nghệ sĩ như Twenty One Pilots, Ariana Grande và Travis Scott đều đang tổ chức các buổi hòa nhạc ảo của riêng họ trên các nền tảng như Fortnite và Roblox. Các ban nhạc gốc metaverse đang hình thành: KINGSHIP là một ban nhạc gồm ba Bored Apes và một Mutant Ape tận dụng IP của BAYC và hợp tác với Universal Music Group để mang đến cho người hâm mộ một trải nghiệm hoàn toàn mới.
DJ người Mỹ – 3lau đã bán một bộ sưu tập gồm 33 NFT có soundbites từ album Ultraviolet của anh ấy cùng với nghệ thuật thị giác hoạt hình từ nghệ sĩ siêu thực bậc thầy Mike Parisella (hay còn gọi là SlimeSunday) với số tiền khổng lồ là 11.7 triệu USD. Grimes từng bán một bộ sưu tập NFT với giá 6 triệu USD. Steve Aoki làm điều tương tự với 4,5 triệu USD.
Nhiều VC tích cực tài trợ cho các công ty khởi nghiệp NFT âm nhạc và các tập đoàn lớn như TikTok cũng đang nhảy vào cuộc chơi, cụ thể là với sự hợp tác của họ với Audius, một dịch vụ phát trực tuyến nhạc phi tập trung để xuất các bản nhạc từ video TikTok dạng ngắn. Hơn nữa, vốn đầu tư mạo hiểm đáng kể đang chảy vào các công ty khởi nghiệp blockchain âm nhạc trên nhiều ngành dọc.
Cuối cùng, nhờ NFT nghệ sĩ có thể gặt hái lợi nhuận từ nghề của họ trong khi chỉ bỏ ra một phần nhỏ (so với yêu cầu từ DSP) để trả cho thị trường giao dịch NFT. Ngoài ra, NFT cung cấp các bộ sưu tập để tạo cơ hội cho người hâm mộ kết nối sâu sắc hơn với các nghệ sĩ của họ thông qua việc mua không qua trung gian và nắm giữ quyền sở hữu dựa trên blockchain đối với các tài sản kỹ thuật số phiên bản giới hạn.
Các bộ sưu tập có thể mang lại tiện ích vật chất bổ sung cho doanh số bán nhạc bằng cách thêm các đặc quyền đặc biệt cho chúng như quyền truy cập VIP vào các buổi hòa nhạc và được tặng áo phông có chữ ký.
Ngoài NFT, các công ty khởi nghiệp hỗ trợ blockchain trong ngành công nghiệp âm nhạc có thể mang lại nhiều giải pháp cho vô số điểm đau nhờ các cơ chế thực thi tự động và bảo mật vô song mà sổ cái phân tán có thể cung cấp. Cơ hội là vô tận để đổi mới cách tương tác giữa các tác nhân được thực hiện trong bối cảnh âm nhạc, trong B2B cũng như trong ngành B2C.
PCB tổng hợp