Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương quốc Anh (FCA) đã cảnh báo các dịch vụ trao đổi tiền điện tử và yêu cầu đóng cửa các máy ATM tiền điện tử hoặc họ sẽ đối mặt với các hành động pháp lý.
Máy ATM Bitcoin lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2014 và mức độ phổ biến của chúng đã ngày càng tăng lên trong suốt năm 2020 và 2021. Chính sự phổ biến và độ “hot” của các máy ATM đã thu hút những kẻ lừa đảo cũng như cái nhìn không tốt từ chính phủ Anh.
Được biết Vương quốc Anh không hoan nghênh với tiền điện tử hay các máy ATM của chúng. Năm 2019, trước khi các máy ATM tiền điện tử trở nên phổ biến, nước này đã phát đi một thông báo bao gồm các máy ATM, cũng như tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử phải tuân theo quy định “Chống rửa tiền” (AML).
Các yêu cầu của AML quy định các chủ thể phải chịu trách nhiệm thông báo quy trình KYC bằng cách thu thập tên người dùng, ID chính thức, ngày sinh và địa chỉ cư trú.
Theo FCA, hiện tất cả các công ty dịch vụ tiền điện tử hoạt động ở Anh đều không tuân thủ AML.
“Tất cả các công ty tiền điện tử hoạt động ở Vương quốc Anh đều không đăng ký với chúng tôi để được chấp thuận cung cấp dịch vụ ATM tiền điện tử, họ làm việc một cách bất hợp pháp và người dùng không nên sử dụng chúng”. FCA cho biết.
FCA tiếp tục với cảnh báo về việc đóng cửa tất cả các máy ATM bất hợp pháp:
“Chúng tôi lo ngại về các máy ATM tiền điện tử đang hoạt động ở Vương quốc Anh, do đó sẽ liên hệ với các nhà điều hành để hướng dẫn quy trình ngừng hoạt động, nếu không sẽ phải đối mặt với các hành động pháp lý”.
FCA cũng đã công bố danh sách các công ty tiền điện tử chưa đăng ký đến người dùng. Kể từ khi công bố, có 110 công ty đã ngừng hoạt động tại Vương quốc Anh.
Trước đó các máy ATM đã từng có cơ hội đăng ký với FCA nhưng đều không gặp may, khi không có đơn đăng ký nào được chấp nhận.
Ví dụ gần đây nhất là một công ty cung cấp dịch vụ ATM tiền điện tử có tên là Gidiplus, thuộc sở hữu của vợ chồng Olumide Osunkoya đã đăng ký với FCA vào ngày 22/6/2022.
Mặc dù Gidiplus đã tuân thủ các yêu cầu KYC của AML nhưng FCA vẫn từ chối đơn đăng ký của họ với lý do “thiếu bằng chứng về việc công ty sẽ tuân thủ thực hiện hoạt động kinh doanh của mình theo quy định một cách rộng rãi”.
Cụ thể, các báo cáo cho thấy việc từ chối này được quyết định do “các nguy cơ sử dụng để rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố trong doanh nghiệp của người nộp đơn”.
Gần đây FCA liên tục phát đi nhiều cảnh báo đối với các công ty tiền điện tử, đặc biệt là sàn giao dịch Binance. Trước đó, năm 2021, FCA đã từng điều tra 300 công ty tiền điện tử.
Theo CryptoSlate