Gần đây, Binance – một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã thông báo Binance Smart Chain sẽ đổi tên thành BNB Chain.
BNB Chain là gì?
Quay trở lại với Binance Chain – một trong những Chain đầu tiên được Binance khởi chạy, với tên gọi BEP2 được tạo ra trên Cosmos SDK có 2 chức năng chính là Governance và Staking.
Tuy nhiên ngay từ đầu Binance Chain đã không thu hút được người dùng và các lập trình viên. Sản phẩm này không tạo được sự bùng nổ hay thu hút nào trên hệ sinh thái của Binance.
Không lâu sau đó sàn giao dịch tiếp tục cho ra đời Binance Smart Chain – một Blockchain EVM (Ethereum Virtual Machine – máy ảo Ethereum) có những tính năng tương tự như Ethereum. Chính nhờ đặc điểm này đã giúp Binance thu hút được lượng lớn người dùng từ ETH.
Tại thời điểm đó ETH đang có phí giao dịch từ 100-150 USD, chính vì vậy Binance Smart Chain trở thành nơi lý tưởng để những nhà đầu tư mới đổ tiền vào với các lợi thế lớn là hoạt động nhanh chóng và chi phí vừa phải (tại thời điểm đó là 5-10 USD) so với ETH.
Giờ đây, Binance đã quyết định kết hợp Binance Chain và Binance Smart Chain để tạo ra BNB Chain, nhằm thúc đẩy tính liên kết giữa BNB và hệ sinh thái Binance. Đồng thời tách mối liên hệ với sàn Binance.
Việc này đã được khởi động từ cuối năm ngoái khi Binance tuyên bố sẽ tạo ra giao thức BEP 95 thay vì dùng lợi nhuận hàng quý của Binance để buy back và burn. Tính tới thời điểm hiện tại, TVL của Binance Smart Chain rơi vào khoảng 12 tỷ USD.
Khối lượng giao dịch của sàn Binance vô cùng lớn dẫn đến phí giao dịch sàn thu được cũng lớn không kém (không chỉ một mà rất nhiều loại phí). Phần lợi nhuận đó sẽ được dùng để mua lại BNB trên thị trường và đốt, điều đó tạo ra sự khan hiếm nguồn cung trên thị trường.
Sau khi chuyển sang giao thức BEP 95, nó sẽ trừ trực tiếp vào mỗi giao dịch trên BSC. Lượng phí đó giờ đây sẽ được trích sang một nửa để đốt trực tiếp.
Theo báo cáo, BNB Chain sẽ tập trung phát triển ở 3 mảng chính là: GameFi, SocialFi và MetaFi (sự kết hợp giữa MetaData và DeFi).
Có thể thấy, năm vừa qua là một năm bùng nổ đối với thị trường GameFi và Binance đã không chấp nhận đứng ngoài trào lưu này. Cụ thể trong hướng triển khai của Binance, bước đầu họ sẽ mở rộng quy mô từ một chuỗi sang nhiều chuỗi.
Một động thái khác gần đây là họ đã giới thiệu BSC Application Sidechain (BAS) với ưu điểm lớn nhất là mức giá ưu đãi, đã thu hút được những user đầu tiên. BAS sẽ có tác dụng hỗ trợ cho tất cả các transactions trên Binance trong khi vẫn giữ được độ minh bạch trên Blockchain.
Nỗ lực tiếp theo là tăng cường thông lượng BSC và số lượng validators (người xác thực giao dịch) từ 21 lên 43 để gia tăng sự “phi tập trung” cho mạng lưới. Vào thời điểm hiện tại, 21 validators đều là trực thuộc Binance hoặc có mối quan hệ mật thiết với Binance. Sắp tới, con số đó sẽ trở thành 43 cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò là node để xử lý giao dịch trên Binance.
Họ đang muốn BNB Chain không còn gắn với Binance, vì Blockchain một khi được kiểm soát bởi một số cá nhân hay tổ chức có mối quan hệ với nhau thì nó không còn là Blockchain đúng nghĩa. Điều này đi ngược giá trị cốt lỗi của công nghệ Blockchain.
Ngoài ra, dù chưa có thông báo chính thức về việc ra mắt On-Chain Governance nhưng các nguồn tin cho biết vào khoảng quý 3/2022 Binance sẽ cập nhật thêm về dữ liệu này. Đây là sáng kiến được dự đoán có công dụng biểu quyết để tăng giảm các thông số trên BSC và cải thiện mạng lưới theo định hướng của họ.
MetaFi
MetaFi là sự kết hợp giữa siêu dữ liệu (MetaData và DeFi), được ra đời với mục tiêu chuyển đổi mọi thứ từ Web 2 lên Web 3, Blockchain hoá các ứng dụng Web 2, tích hợp các token NFT và DAO.
Đối với BNB Chain, họ đã nhận thấy Web 3 và Metaverse sẽ là xu hướng chủ đạo của năm 2022. Tuy nhiên họ sẽ lựa chọn tích hợp vào những ứng dụng thiết thực hơn, triển khai các công cụ để làm nên hệ sinh thái Web 3 và Metaverse.
Binance quyết định sẽ cho ra đời Name Service, đây là công cụ định danh đầu tiên trong thế giới tiền điện tử. Điều này sẽ tạo ra tiện ích vô cùng hấp dẫn, giúp mọi thứ dễ hiểu hơn. Một ví dụ mô tả cụ thể hơn về sự cải tiến này là tên địa chỉ ví người dùng có thể sửa đổi: Kang.ETH thay vì 0x284k82jf8.
Mặt khác, Binance sẽ xây dựng được sự tương tác giữa BNB Chain và các Blockchain khác, xa hơn là kết nối với các công ty truyền thống Traditional Finance, công ty Infrastructure,.. để phát triển MetaFi phổ cập tới đa dạng tệp người dùng.
Có thể thấy vùng màu xanh là những thế mạnh của Binance, màu vàng là những dự án họ đang có nhu cầu tìm kiếm thêm và màu đỏ là những mảnh ghép còn đang thiếu trong hệ sinh thái.
Quan sát biểu đồ, những vùng màu đỏ đang là khu vực đầy tiềm năng, chưa có bất cứ dự án nào bùng nổ, chưa được khai thác. Đó là nơi những khoản đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ hoặc là nơi khai sinh của những dự án tiềm năng.
Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội luôn tồn tại các rào cản nhất định. Đầu tiên, các nền tảng này chưa có sự tương thích giữa các BlockChain (EVM vs Non-EVM).
Thứ hai phải kể đến là các cơ sở hạ tầng hiện tại chưa thể đáp ứng như về vấn đề bảo mật, độ và sự ổn định. Hơn nữa, MetaFi cần có các công cụ phục vụ cho cộng đồng: hoạt động tài chính, nội dung, mô hình quản trị,…
Điểm cuối cùng cần lưu ý là về mặt pháp lý, Binance hiện chưa được chấp nhận trên diện rộng, nhiều quốc gia trên thế giới đang siết chặt các quy định với sàn giao dịch. Điều này hiện đang ảnh hưởng ít nhiều đến mở rộng kinh doanh của Binance cũng như việc tiếp cận đến nhiều đối tượng người dùng mới.
Theo AlphaTrue Reseach