Phần lớn các nhà đầu tư tiền mã hóa không sẵn sàng báo cáo việc nắm giữ tiền mã hóa của họ cho cơ quan thuế – nghiên cứu mới nhất từ Divly ước tính tỷ lệ thanh toán thuế tiền mã hóa toàn cầu chỉ dao động từ 0,03% đến 4,09% trong năm 2022.
Một nghiên cứu mới từ công ty công nghệ Thụy Điển – Divly chỉ ra, trong năm 2022 chưa đến 1% nhà đầu tư tiền mã hoá toàn cầu nộp thuế cho các khoản tài sản họ nắm giữ. Cụ thể tỷ lệ đóng thuế chỉ đạt 0,53% trong năm.
Báo cáo về thuế tiền mã hoá toàn cầu năm 2022 đo lường xu hướng đánh thuế đối với ngành tài sản số ở nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài ra còn cho thấy tỷ lệ tối thiểu các nhà đầu tư tiền mã hoá đã khai báo tài sản của họ cho cơ quan thuế.
Tỷ lệ đóng thuế cao nhất được ghi nhận ở Phần Lan, nơi có hơn 4% nhà đầu tư crypto báo cáo tài sản họ đang nắm giữ. Úc đứng thứ hai với 3,65%. Áo, Đức, Vương quốc Anh và Na Uy đã chứng kiến tỷ lệ dao động từ 2,43% đến 2,75%.
Mỹ, nơi tự hào có lượng người dùng tiền mã hoá lớn nhất thế giới đã chứng kiến tỷ lệ nộp thuế chỉ 1,62% – xếp ngay sau Canada với 1,65% nhà đầu tư đã nộp thuế.
Tỷ lệ đóng thuế tiền mã hoá trên toàn cầu thấp như vậy có thể là hệ luỵ của nhiều yếu tố. Đầu tiên, Divly cho rằng nhận thức của công chúng về các yêu cầu báo cáo tài sản tiền mã hoá là khác nhau giữa các quốc gia và thường không rõ ràng đối với tất cả người dùng.
Công ty đã chỉ ra tỷ lệ đóng thuế cao được ghi nhận ở Nhật Bản và Đức có thể là kết quả của các hành động tăng cường thực thi quy định của Chính phủ, giúp người dùng dễ tiếp cận hơn với các khoản thanh toán thuế.
Một nỗ lực toàn cầu đang diễn ra nhằm ban hành các quy định thuế rõ ràng hơn với mục tiêu gia tăng các khoản nộp thuế tiền mã hoá trong năm 2023.
Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất thay đổi Chỉ thị Hợp tác Hành chính (DAC) vào tháng 12/2022, yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hoá chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền. Nếu được thông qua, cơ quan thuế ở EU sẽ có thể truy thu các khoản thuế đối từ khách hàng.
Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng đang tìm cách buộc khách hàng phải khai báo các khoản nắm giữ tiền mã hoá trong các biểu mẫu khai thuế bắt đầu từ năm 2024.
Tại Mỹ, những thay đổi đối với thuế tiền mã hoá nằm đã trong kế hoạch chi tiêu ngân sách mới cho năm 2024, trong đó sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào các giao dịch rửa tiền và đưa ra một loại thuế mới đối với lượng tiêu thụ điện dùng để khai thác Bitcoin.
Việc tăng cường giám sát của các Chính phủ đối với thị trường tài sản số có thể thúc đẩy nhiều nhà đầu tư nắm giữ tiền mã hoá, đồng thời nâng cao niềm tin cho cộng đồng sau hàng loạt sự cố xảy ra vào năm ngoái.
PCB Tổng hợp