109 năm trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã được thành lập, kể từ đó đến nay, sức mua của đồng USD đã giảm rất nhiều.
Trong 100 năm qua, các nhà kinh tế luôn đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng tại đây. Nhà kinh tế và xã hội học người Mỹ – Thomas Sowell gọi FED là “khối u” (bệnh ung thư), trong khi các cựu chính trị gia như Ron Paul đã đưa ra lời kêu gọi tẩy chay FED.
Trước khi FED thành lập vào ngày 23/12/1913, Mỹ có 2 Ngân hàng Trung ương – tiền thân là Ngân hàng Trung ương Mỹ ngày nay.
Ngân hàng Trung ương đầu tiên của Mỹ thành lập vào năm 1791, đó là một tổ chức tài chính được Quốc hội lên kế hoạch kỹ vào thời điểm đó. Nỗ lực thứ hai để tạo ra một Ngân hàng Trung ương ở Mỹ được thực thi vào năm 1816. Ngân hàng Trung ương thứ 3 là tổ chức tài chính hiện tại mà chúng ta biết ngày nay, được gọi là Cục Dự trữ Liên bang – tổ chức này chính thức được thành lập cách đây 109 năm ngay trước thềm Giáng sinh.
Bối cảnh hoảng loạn vào những năm 1907 đã thuyết phục người dân Mỹ rằng một Ngân hàng Trung ương vào thời điểm đó là điều cần thiết. Một loạt các cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll bao gồm sự góp mặt của giới tinh hoa tài chính hàng đầu của Mỹ và cái gọi là “Money Trust” đã tạo nên nền tảng của hệ thống Dự trữ Liên bang. Không có người dân Mỹ nào biết đến các cuộc gặp giữa thượng nghị sĩ Nelson Aldrich và “Hạ viện Morgan“.
Các cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll diễn ra vào ngày 20/11/1910 và ngày 30/11/1910. Hạ viện đã bỏ phiếu về Đạo luật Dự trữ Liên bang vào ngày 22/12/1913, Thượng viện bỏ phiếu về đạo luật này vào ngày hôm sau và Tổng thống Woodrow Wilson đã ký thành luật vào đêm Giáng sinh. Kể từ thời điểm này, đồng bạc xanh mà người Mỹ sử dụng được tuyên bố là ‘kỳ phiếu’ hay promissory note được hỗ trợ bởi FED.
Nhiều người sẽ nói “chỉ khi tốc độ nguồn cung tiền vượt quá tốc độ sản xuất hàng hóa, chúng ta mới có lạm phát”. Nhưng ở một khía cạnh khác, một số cá nhân sẽ nhấn mạnh rằng các can thiệp khác của Chính Phủ như chi tiêu phi lý (irrational spending), các biện pháp trừng phạt và quy định cũng có thể khiến giá hàng hóa và dịch vụ tăng một cách bất thường.
Thống kê cho thấy từ năm 1913 – 2017, đồng USD đã mất hơn 96% sức mua. Các số liệu năm 2022 cho thấy 1 USD vào năm 1913 tương đương với khoảng 30.07 USD sức mua ngày nay. Một báo cáo khác cho biết: “Đồng USD có tỷ lệ lạm phát trung bình là 3.17% mỗi năm từ năm 1913 đến nay, tạo ra mức lạm phát tích lũy là 2,907.18%”.
Một báo cáo được xuất bản bởi visualcapitalist.com năm ngoái giải thích cách có thể mua 10 chai bia vào năm 1933 với 1 đồng bạc xanh duy nhất, so sánh với ngày nay, sẽ chỉ mua được 1 ly cà phê cỡ nhỏ với cùng tờ 1 USD đó. Lạm phát đã tăng vọt kể từ năm 2020 khi FED tăng một lượng đáng kể nguồn cung tiền tệ trong vòng 3 năm qua.
Tác giả của Visualcapitalist.com – Govind Bhutada giải thích “cung tiền (M2) ở Mỹ đã tăng vọt trong 2 thập kỷ qua, từ 4,6 nghìn tỷ USD (năm 2000) lên 19,5 nghìn tỷ USD vào (năm 2021)”.
Ông nói thêm rằng “tác động của sự gia tăng cung tiền đã được khuếch đại bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và gần đây là đại dịch COVID-19. Trên thực tế, khoảng 20% tổng cung tiền của đồng USD, tương đương 3,4 nghìn tỷ USD, đã được tạo ra chỉ trong năm 2020”.
Thêm vào đó, cuộc chiến Ukraine-Nga đã khiến giá năng lượng tăng cao hơn rất nhiều khi một các nước phương Tây (như Mỹ) áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Các lệnh trừng phạt khiến giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng lên đáng kể, bởi Nga là một trong những nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, các quan chức Chính Phủ Mỹ còn rất quan liêu khi bỏ qua các công ty không tuân theo cải cách biến đổi khí hậu của cơ quan này.
Bên cạnh chi tiêu dành cho quân sự của Chính Phủ Mỹ, mức tăng M2 tiền tệ khổng lồ của FED kể từ 2020 và các quy định sâu rộng về biến đổi khí hậu đều góp phần làm giá cả tăng lên. Đây là lý do tại sao những người ủng hộ thị trường tự do thích các lựa chọn thay thế như kim loại quý và tiền mã hóa.
Ví dụ, kim loại quý rất khan hiếm và chúng không thể được in tùy ý như tiền pháp định. Các kim loại như vàng và bạc cũng có giá trị nội tại, vì chúng được sử dụng rộng rãi cho mục đích chế tác đồ trang sức, linh kiện máy tính và tiền xu. Mặc dù cả kim loại quý và tiền pháp định đều có vẻ cồng kềnh ở dạng vật lý, vì việc nắm giữ rất nhiều vàng hoặc một đống tiền đòi hỏi tính bảo mật và sự an toàn.
Tương tự, các loại tiền mã hóa như bitcoin (BTC) cũng khan hiếm và cũng không thể được in theo ý thích như kỳ phiếu. Nhưng các tài sản tiền mã hóa như bitcoin có tính di động cao và dù chúng cũng cần bảo đảm tính bảo mật, nhưng chi phí cho việc này không đáng kể. Cả hai loại tiền thay thế này đều không bị xói mòn về giá trị như tiền tệ pháp định đã tồn tại trong suốt 100 năm qua trên toàn thế giới. Dữ liệu trên cho thấy rõ ràng đồng USD không còn phù hợp là một kho lưu trữ giá trị về lâu dài.
Nhà kinh tế học Friedrich A. Hayek từng nói, một đồng tiền tốt không thể tồn tại cho đến khi nó được tách rời khỏi nhà nước.
“Tôi không tin sẽ có một loại tiền tốt trừ khi người dân đưa nó ra khỏi sự kiểm soát từ Chính Phủ, nhưng điều này là rất khó, tất cả những gì có thể làm là tạo ra một thứ gì đó có ưu điểm như tiền pháp định và không có bất kỳ sự kiểm soát nào”, ông nhấn mạnh.