Curve Finance (CRV) là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) chạy trên Ethereum. Nền tảng được thiết kế đặc biệt để hoán đổi giữa các stablecoin.
Curve Finance là gì?
Curve Finance là một giao thức tạo thị trường tự động được thiết kế để hoán đổi giữa các stablecoin với mức phí và trượt giá thấp. Đó là công cụ tổng hợp thanh khoản phi tập trung, nơi bất kỳ ai cũng có thể thêm tài sản của mình vào một số pool thanh khoản khác nhau và kiếm được phí.
Như đã biết, AMM hoạt động với thuật toán định giá thay vì sổ lệnh. Do cách thức hoạt động của công thức định giá trên Curve, nó cũng có thể cực kỳ hữu ích để hoán đổi giữa các token ở trong một phạm vi giá tương đối giống nhau.
Như vậy, nền tảng không chỉ được dùng để hoán đổi giữa các stablecoin mà còn là các phiên bản token hóa khác nhau của một coin. Do đó, Curve là một trong những cách tốt nhất để hoán đổi giữa các phiên bản token hóa khác nhau của Bitcoin, chẳng hạn như WBTC, renBTC và sBTC.
Curve Finance giải quyết vấn đề gì?
Ngày nay, stable coin đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền tài chính phi tập trung DeFi, đặc biệt là với sự ra đời của Yield Farming.
Đi cùng với đó, nhu cầu giao dịch giữa các cặp stable coin càng lớn hơn, đó là lúc Curve Finance phát huy được tác dụng.
Dĩ nhiên, bạn cũng có thể giao dịch các đồng stablecoin đó trên các sàn tập trung CEX, nhưng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất nhiều hơn vào tiền phí.
Điểm nổi bật của Curve Finance
Một vài điểm nổi bật của CRV có thể kể đến như:
- Sàn này chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường ngách là giao dịch các đồng Stable coin, được tối ưu giảm thiểu trượt giá trong giao dịch cùng mức phí hợp lý so với các đối thủ. Do vậy, khi nhu cầu sử dụng tăng thì vai trò và vị thế của Curve ngày càng gia tăng
- Curve Finance cho phép người dùng cung cấp thanh khoản thông qua 1 hoặc nhiều đồng token khác nhau ngay trong pool. Điều này quả thực rất hấp dẫn.
- Phần phí giao dịch được hưởng và lãi suất trên sàn cũng là một điểm hấp dẫn thú vị. Cụ thể, CRV là một Yield Aggregator (tương tự với APY.Finance) giúp người cung cấp thanh khoản được hưởng phí giao dịch (là 0.04%) và lãi suất cho vay từ yEarn hoặc Compound.
Tính năng của sàn giao dịch CRV
Xét về mặt tính năng thì Curve Finance có những tính năng nổi bật sau:
- Tự động tạo cặp thanh khoản bằng 1 token: Thay vì phải swap thủ công từ 1 token sang những token cần thiết để cung cấp thanh khoản, CRV coin sẽ tự động swap.
- Lending Pool: Curve Finance đã hợp tác với Compound tạo ra một Lending Pool, cho phép người dùng có thể tối ưu hóa được lợi nhuận từ cả phí giao dịch của Curve Finance và lãi cho vay từ Compound.
- Tính năng Base và Metapod: Tính năng cho phép swap 1 token bất kì thành các loại token trong 1 LP token. Cơ chế này sẽ giúp mọi người giảm được rất nhiều thao tác và quy trình nhưng vẫn tối ưu được kết quả đầu ra.
- Tính năng Synth Swap: Đây là tính năng hợp tác giữa CRV và Synthetic, cho phép mọi người có thể giao dịch tập trung vào các Synthetic Asset với độ trượt giá thấp.
Đối tượng người dùng của Curve Finance
Đối tượng người dùng mà Curve Finance nhắm đến bao gồm: Liquidity Providers (nhà cung cấp thanh khoản), Traders và các dự án.
- Liquidity Providers của Curve có thể nhận được phần thưởng token từ projects và nhận được khoản phí từ các pool, ngoài ra còn có lãi cho vay.
- Traders: Swap stablecoin với trượt giá thấp, phí rẻ hơn nhiều so với CEX.
- Dự án: Muốn phân bổ token và bootstrapping nhu cầu cho token của dự án
So sánh Curve Finance và Uniswap
Thoạt nhìn chúng ta có thể thấy mục tiêu của Curve Finance và Uniswap hoàn toàn giống nhau. Nhưng về cách hoạt động thì chúng lại hàm chứa sự khác biệt tương đối lớn.
Đối với Uniswap, khi bạn muốn giao dịch một cặp stable coin, ngay lập tức 2 giao dịch sẽ được hình thành:
- Stablecoin 1 được giao dịch cho Ethereum (ETH)
- ETH sẽ giao dịch với Stablecoin 2.
Từ đó, hiển nhiên bạn sẽ mất đi 2 lần phí giao dịch.
Mặc dù Curve cũng có những tiện ích tương tự như Uniswap, chúng đều dành cho các nhà cung cấp thanh khoản, nhưng nó không bị phụ thuộc vào mức độ impermanent loss (mất mát vô thường). Đó là bởi vì Curve chỉ giao dịch giữa các stablecoin, trong khi Uniswap giao dịch trực tiếp với ETH. Và với sự biến động mạnh của ETH có thể giết chết các nhà cung cấp thanh khoản của Uniswap.
Đây là lý do tại sao một số người gọi Curve là một phiên bản tốt hơn của Uniswap, được sinh ra cho stablecoin.
Token CRV là gì?
CRV là Governance token trong hệ sinh thái Curve Finance được sử dụng với mục đích quản trị, người nắm giữ CRV có thể tham gia quyết định về các thay đổi trong toàn hệ thống.
Một số thông tin cơ bản về token CRV
- Token name: Curve DAO Token
- Ticker: CRV
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract Address: 0xd533a949740bb3306d119cc777fa900ba034cd52
- Total Token Supply: 3.303.030.299 CRV
- Circulating token Supply: 200.944.682 CRV
Phân bổ token CRV
Token CRV được phân bổ như sau:
- Liquidity Providers: 61%
- Shareholders (vesting 2-4 năm): 31%
- Employees (vesting trong 2 năm): 3%
- Burnable Reserve: 5%
CRV Token Sale
Curve Finance không mở bán CRV token dưới bất kỳ hình thức nào, tất cả sẽ được phân phối theo cơ chế Farming.
CRV Token Release Schedule
Theo biểu đồ trên, tổng cung của CRV token sẽ được unlock 100% đối với tất cả các Allocation trong tháng 8/2026 nếu như không có sự can thiệp nào về thời gian phát hành token.
Trong đó, cường độ phát hành token sẽ giảm đi vào khoảng đầu năm 2025, việc này sẽ giúp CRV token không còn chịu quá nhiều áp lực bán như trước.
CRV Token Use Case
Trong thời gian vừa qua, Curve Finance đã có sự thay đổi đối với tokenomics của dự án. Ngoài tính năng Liquidity Providing, người dùng không cần sử dụng veCRV token. Nhưng để sử dụng được những tính năng khác như Staking, Boosting và Voting người dùng cần phải có veCRV token.
veCRV sẽ được tạo ra khi CRV được lock trên Curve theo kỳ hạn những kỳ hạn khác nhau.
- Liquidity Providing: Cung cấp thanh khoản cho các sàn DEX như Uniswap, Sushiswap,…
- Staking: Người dùng có thể Staking CRV để nhận phí giao dịch.
- Boosting: Nếu bạn vừa nắm giữ veCRV vừa cung cấp thanh khoản trên Curve Finance, thì bạn sẽ được nhận thưởng 2.5 lần so với những người cung cấp thanh khoản thông thường.
- Voting: Chức năng quản trị hệ thống thông qua việc đề xuất và biểu quyết cho CRV holder.
Đội ngũ dự án
Đội ngũ dự án của Curve Finance có vẻ kín tiếng hơn nhiều đội ngũ khác trên thị trường như Compound, Sushiswap,… Tuy nhiên vẫn có thể theo dõi họ qua kênh Twitter, dưới đây là một số thành viên mình tìm được:
Riêng Andre Cronje là một trong những developer rất có tiếng trong không gian DeFi, anh là người đã sáng lập ra Yearn Finance và cũng là người chống lưng cho nhiều dự án của hệ sinh thái Fantom. Tuy nhiên anh đã tuyên bố rời bỏ không gian Defi vào t4/2022.