Blockchain một công nghệ đột phá có tuổi đời khoảng 40 năm. Trong thiết kế ban đầu, blockchain được xem như một hệ thống cơ sở dữ liệu. Hiện nay, blockchain đã bao trùm từ lĩnh vực thương mại đến công nghiệp hiện đại với tỷ lệ chấp nhận nhanh chóng trên diện rộng.
Sự cải tiến của blockchain bắt đầu khi các nhà phát triển nhận ra họ có thể tạo dựng cơ sở dữ liệu của riêng mình thông qua các tính năng quản lý quyền sở hữu dữ liệu (DRM) như chống giả mạo danh tính hoặc chống kiểm duyệt nội dung.
Ngày nay đã có thêm nhiều cải tiến được giới thiệu giúp tăng tốc độ giao dịch trên mạng blockchain, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin bằng cách tạo ra các bộ quy tắc phù hợp cụ thể với từng ứng dụng riêng lẻ.
Công nghệ blockchain chính là nền tảng cho sự ra đời của mạng Bitcoin vào năm 2008. Phiên bản blockchain của Satoshi Nakamoto là một sổ cái phân tán phi tập trung của các giao dịch tài chính bằng Bitcoin (tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới).
Kể từ thời điểm đó, công nghệ blockchain liên tiếp phát triển trong 15 năm và cách mạng hóa các quy trình kinh doanh trong không gian kỹ thuật số. Hiện blockchain đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề khác nhau như tài chính, chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe và thậm chí cả giải trí kỹ thuật số.
Bài viết này sẽ làm rõ sự phát triển của blockchain qua 3 thế hệ để cung cấp cho người dùng góc nhìn tổng quan. Bằng cách hiểu được sự chuyển đổi của blockchain trong những năm qua, người dùng có thể hiểu và đánh giá cao cách nó được áp dụng trong thực tế.
3 cấp độ của blockchain
Blockchain đã có ba lần lặp lại cơ bản. Phiên bản đầu tiên do nhóm Satoshi Nakamoto khái niệm hóa và triển khai. Mỗi phiên bản blockchain kế tiếp bao gồm các tính năng cấu trúc và mã hóa bổ sung cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn.
- Blockchain 1.0: Nguồn gốc của Blockchain hiện đại
- Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh
- Blockchain 3.0: Ứng dụng cấp doanh nghiệp phi tập trung
Blockchain 1.0: Nguồn gốc của blockchain hiện đại
Blockchain 1.0 là ứng dụng đầu tiên của công nghệ do Nakamoto triển khai. Phiên bản này là hình thức đơn giản nhất của sổ cái phi tập trung để ghi lại các giao dịch và lưu trữ dữ liệu trên một số máy tính. Nói một cách đơn giản, thông tin được ghi lại ở dạng blockchain sớm nhất được giới hạn ở các giá trị của một ‘vật phẩm’ đã thay đổi quyền sở hữu theo thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, ‘vật phẩm‘ đang đề cập đến là một loại tiền kỹ thuật số.
Phiên bản Bitcoin này về cơ bản là một hệ thống chuyển tiền mã hóa được tự động và hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người, cho phép trao đổi tiền mã hoá mà không cần sự can thiệp của ngân hàng, giúp người dùng chuyển tiền ẩn danh bằng ví và cấp quyền truy cập vào sổ cái giao dịch hoàn chỉnh cho tất cả người dùng đang liên kết với mạng blockchain.
Công nghệ ban đầu cũng cho phép các thợ đào (người xác minh giao dịch bằng cách thực hiện các tác vụ mật mã từ máy tính của họ) nhận được phần thưởng thông qua các cơ chế đồng thuận Proof-of-Work được tích hợp trong các giao thức.
Vì những lý do này, công nghệ blockchain đã trở thành xương sống của các nền tảng giao dịch tiền mã hóa. Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên được ra mắt vào năm 2009 dựa trên blockchain. Tiền mã hóa ban đầu không phải tuân theo các quy định của các Chính phủ, chúng nhanh chóng trở thành một giải pháp thay thế cho giao dịch bằng các loại tiền tệ pháp định như USD.
Tiền mã hóa cũng có thể được giao dịch với các loại tiền tệ pháp định. Nhiều nhà đầu tư đã cảnh giác với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, điều này thúc đẩy cho việc áp dụng tiền mã hóa ở các thị trường khác nhau. Việc áp dụng rộng rãi các loại tiền kỹ thuật số trong thời gian này đã dẫn đến việc hình thành của các sàn giao dịch tiền mã hóa như Coinbase, Binance và Kraken,…
Tuy nhiên, blockchain 1.0 chỉ giới hạn trong các khoảng thanh toán trực tuyến thông qua thanh toán kỹ thuật số. Nó bị hạn chế khả năng mở rộng vì khi mạng có quá nhiều giao dịch sẽ dẫn tới thời gian xử lý giao dịch lâu hơn. Một số cải tiến đơn giản cho lần lặp lại đầu tiên của blockchain bao gồm các giao thức cho phép giao dịch nhanh hơn bằng cách tăng kích thước khối hoặc giảm giới hạn khối.
Ví dụ về việc triển khai blockchain 1.0 bao gồm các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Dogecoin, Litecoin và Monero. Ngày nay, có hàng trăm loại tiền mã hóa được tạo ra trên nhiều mạng blockchain khác nhau.
Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh
Sự phát triển tiếp theo của công nghệ blockchain được mở rộng dựa trên khả năng của các giao thức blockchain. Bốn năm sau sự trỗi dậy của Bitcoin, Vitalik Buterin đã giới thiệu khái niệm về Ethereum, một công nghệ dựa trên blockchain với các cải tiến đáng chú ý so với thế hệ trước.
Ethereum là blockchain đầu tiên có hợp đồng thông minh được tích hợp vào giao thức. Nói một cách đơn giản, hợp đồng thông minh là một bộ mã được tự động hóa khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các hợp đồng này cho phép hai người dùng hoặc tổ chức thực hiện nhiều tác vụ hơn là việc chỉ giao dịch tiền mã hóa.
Hợp đồng thông minh cho phép hai bên tự động thực hiện các tác vụ phức tạp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tiền kỹ thuật số. Do đó, blockchain 2.0 đã cung cấp một số tính năng mới mà thế hệ blockchain trước đây không thể thực hiện do nhiều hạn chế.
Toàn bộ cơ sở hạ tầng tài chính phi tập trung (DeFi) gần như đã trở nên khả thi nhờ sự ra mắt của các hợp đồng thông minh. Nó cho phép các lập trình viên phát triển dApps và phần mềm phi tập trung trên các nền tảng blockchain hiện có. Từ đây, ngành công nghiệp blockchain chứng kiến sự gia tăng đột biến trong các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), các token ICO hay NFT.
Tuy nhiên, thế hệ blockchain thứ hai vẫn có những sai sót. Ví dụ: mã hợp đồng thông minh có thể bị lỗi và lỗ hổng bảo mật. Vấn đề này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi blockchain gặp phải các cuộc tấn công của tin tặc. Ngoài ra, lưu lượng truy cập ngày càng tăng cao trên blockchain Ethereum đã khiến các giao dịch bị tắc nghẽn, chỉ phí giao dịch tăng cao.
Các blockchain 2.0 bao gồm nền tảng như Ethereum, Lisk, Neo,… Các ứng dụng DeFi như MakerDAO, Uniswap,… và tiện ích mở rộng trình duyệt như MetaMask.
Blockchain 3.0: Ứng dụng cấp doanh nghiệp phi tập trung
Cấp độ tiếp theo của công nghệ blockhain đang thiếu một định nghĩa thiếu rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng ý rằng ngoài các lĩnh vực tài chính và kinh tế, blockchain 3.0 có thể phục vụ được nhiều nghề ngành hơn.
Mối quan tâm chính đối với thế hệ blockchain mới này là tính bền vững, khả năng mở rộng, hiệu quả chi phí, tính phân cấp và tính bảo mật.
Ví dụ về các ứng dụng mới bao gồm chăm sóc sức khỏe (hợp đồng thông minh cho các dịch vụ y tế và lưu trữ EMR), an ninh mạng (xác thực đa yếu tố), chuỗi cung ứng (hợp đồng phân phối thông minh) và sản xuất.
Những ngành này dựa vào các giải pháp cấp doanh nghiệp để lập kế hoạch và thực hiện các quy trình kinh doanh. Với blockchain 3.0, cơ sở dữ liệu cấp doanh nghiệp có thể được tích hợp liền mạch vào các hệ thống phi tập trung để có vận chuyển tài liệu an toàn và minh bạch giữa các phòng ban, thậm chí giữa các doanh nghiệp. Blockchain 3.0 còn cho phép khả năng tương tác của các mạng blockchain khác nhau trên toàn cầu. Ví dụ: hệ sinh thái COSMOS và Chainlink dựa trên giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC) là hai ví dụ điển hình cho blockchain 3.0.
Do đó, blockchain 3.0 đòi hỏi các giải pháp sáng tạo để tích hợp các công nghệ khác nhau. Ở cấp độ phần cứng, chúng bao gồm các thiết bị IoT và Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (ASICS) để xử lý, lưu trữ và kết nối các blockchain. Ở cấp độ phần mềm, công nghệ này được thể hiện bằng nhiều lớp xử lý và lưu trữ nhưng với mức độ phức tạp và tối ưu hóa cao hơn blockchain 2.0.
Ví dụ, blockchain 3.0 sử dụng các thuật toán DAG, khi kết hợp với các thiết bị mới, sẽ làm tăng đáng kể tốc độ xử lý giao dịch và loại bỏ thời gian tạo khối. Do đó, các nền tảng blockchain mới như Solana và Avalanche có thể thực hiện hàng nghìn giao dịch mỗi giây, cao hơn nhiều so với các giao dịch trên mạng Bitcoin hay Ethereum.
Một thay đổi quan trọng khác mà các blockchain thế hệ thứ ba, như Cardano đã giới thiệu là phổ biến cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS). Cơ chế đồng thuận mới này đã loại bỏ việc sử dụng các thiết bị tính toán có độ phức tạp cao và mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ cần thiết để tạo ra các khối mới. Đây là lý do tại sao nhiều blockchain gần đây được gọi là ‘Green blockchains’. Các ví dụ khác về công nghệ blockchain 3.0 bao gồm COSMOS, Tron và Cardano.
Tương lai là gì?
Nhiều chuyên gia nhận thấy blockchain 3.0 là sự phát triển cuối cùng của công nghệ blockchain. Đồng thời, người dùng đang được chứng kiến những bước nhảy vọt chưa từng có trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất chip.
Đặc biệt, AI đang đóng một vai trò lớn trong việc khám phá các kỹ thuật tính toán mới đối với các nhà nghiên cứu và nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm. Khi các công nghệ mới tiếp tục thâm nhập vào môi trường kinh doanh và tiêu dùng chính thống, sẽ khó hình dung tương lai của công nghệ blockchain sẽ ra sao.
Từ hành trình phát triển của công nghệ blockchain và các tiện ích nó mang lại, có thể thấy blockchain đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh ngày nay.
Nếu các doanh nghiệp đang tìm cách tối ưu và mở rộng quy trình kinh doanh, blockchain có thể giúp cải thiệu vấn đề trao đổi dữ liệu, thúc đẩy vận hành linh hoạt nhằm mơ ra các luồng doanh thu mới. Để thích ứng với những đổi mới công nghệ thường xuyên, doanh nghiệp nên tạo cho mình các đối tác có chuyên môn cao.
PCB Tổng hợp