Vào 21/7, Ngân hàng trung ương Pháp (Banque de France) đã công bố báo cáo với những nhận định quan trọng về công nghệ sổ cái phân tái (DLT) và tiềm năng của nó trong việc thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài chính.
Theo báo cáo, DLT có “tiềm năng tăng cường hiệu quả và hiệu suất của hệ thống tiền tệ và tài chính”, bởi vì DLT được biết đến là một công nghệ có khả năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách minh bạch và an toàn thông qua các khối thông tin (blocks) được liên kết với nhau. Dữ liệu trong DLT không thể bị thay đổi hoặc xóa bỏ một cách dễ dàng, do đó giúp tăng tính minh bạch và tránh gian lận.
Banque de France cũng cho rằng DLT có thể hỗ trợ việc phát hành và quản lý tiền số của ngân hàng trung ương (CBDCs) trở nên hiệu quả và an toàn hơn. CBDCs là một loại tiền số được phát hành và quản lý bởi ngân hàng trung ương, và DLT có thể hỗ trợ việc xử lý và theo dõi giao dịch CBDC một cách nhanh chóng và chính xác.
Cơ quan giám sát cũng nhấn mạnh về tiềm năng của DLT trong việc thay đổi hệ thống tài chính hiện tại. Đã có nhiều dự án trong khu vực tư nhân và công cộng sử dụng công nghệ này để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, như stablecoins, tiền mã hoá và tokenization (mã hoá tài sản thực). Những dự án này nhằm tối ưu hóa và cải thiện tính minh bạch của giao dịch tài chính và định hình lại hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh về việc quản lý rủi ro và bảo mật khi sử dụng công nghệ DLT. Do tính minh bạch của công nghệ có thể làm lộ thông tin cá nhân và giao dịch tài chính, dẫn đến những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Do đó, cơ quan giám sát đề xuất sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và giới hạn truy cập vào dữ liệu người dùng. Ngoài ra, việc thiết lập các quy định và luật pháp mới cũng được đề xuất để đảm bảo an toàn và đáng tin cậy khi triển khai DLT trong hệ thống tài chính.