Như tên gọi của chúng, stablecoin là loại tài sản số được sử dụng để duy trì giá trị ổn định và đóng vai trò là cầu nối giữa tiền pháp định và tiền mã hóa. Stablecoin có thể đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của thương mại kỹ thuật số.
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền mã hóa giữa các nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức cũng đã thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý. Nhiều nhà quản lý trên toàn cầu đang nghiên cứu các hoạt động của ngành công nghiệp tài sản tiền mã hóa và xem xét việc áp dụng các nguyên tắc quy định mới hoặc hiện có cho ngành.
Phân loại stablecoin
- Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định
- Stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa
- Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa
- Stablecoin thuật toán
Các stablecoin phổ biến nhất trên thị trường là những stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ pháp định. Ví dụ, USD Coin (USDC) được hỗ trợ bằng tiền pháp định và được gắn với đồng USD theo tỷ lệ 1:1. Một số stablecoin khác được liên kết với đồng Euro, bảng Anh, yên Nhật và nhân dân tệ Trung Quốc.
- Stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa
Các stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa được gắn với giá trị của các mặt hàng như tài nguyên quý hiếm, kim loại, dầu,… Ngay cả bất động sản cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho loại stablecoin này.
Các stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa đặc biệt hữu ích cho những người cảm thấy khó khăn khi chạm tay vào các vật liệu quý giá theo nghĩa đen nhưng vẫn muốn đầu tư vào chúng. Các nhà đầu tư hàng hóa yêu thích tùy chọn stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa vì nó cho phép họ đầu tư vào vàng mà không gặp rắc rối trong việc tìm nguồn cung ứng và lưu trữ nó.
Tether gold (XAUT) là một minh chứng về stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa. Đồng tiền này được hỗ trợ bởi một kho dự trữ vàng tại Thụy Sĩ. Một ounce vàng tương đương với một XAUT.
- Stablecoin được hỗ trợ bằng tiền mã hóa
Các stablecoin được hỗ trợ bằng tiền mã hóa là các đồng tiền mã hoá được gắn với giá trị của một loại tiền mã hóa khác.
Ví dụ: MakerDAO là một trong những stablecoin được hỗ trợ bằng tiền mã hóa phổ biến nhất. Nó sử dụng hợp đồng thông minh – một loại hợp đồng tự động, dựa trên mã – cùng với chuỗi khối Ethereum để gộp đủ ether (ETH) làm tài sản thế chấp cho stablecoin. Sau đó, khi lượng tài sản thế chấp đạt đến một mức nhất định trong hợp đồng thông minh, người dùng có thể đúc DAI – stablecoin MakerDAO.
Wrapped Bitcoin (WBTC) là một ví dụ khác về stablecoin được hỗ trợ bằng tiền mã hóa. Mặc dù đồng tiền này tồn tại trên chuỗi khối Ethereum, nhưng nó được hỗ trợ bởi Bitcoin. Trên thực tế, dự án Wrapped Bitcoin hiện đang nắm giữ hơn 280.000 BTC làm dự trữ cho WBTC, với Ethereum được sử dụng làm tài sản thế chấp.
Không được hỗ trợ bởi bất kỳ hàng hóa nào trong “thế giới thực”, loại stablecoin này sử dụng thuật toán để điều chỉnh nguồn cung dựa trên nhu cầu thị trường. Nói ngắn gọn, các thuật toán này sẽ tự động đốt (loại bỏ vĩnh viễn tiền xu khỏi lưu thông) hoặc đúc tiền mới dựa trên nhu cầu biến động đối với stablecoin tại bất kỳ thời điểm nào.
Bạn có thể mường tượng về một stablecoin thuật toán giống như một xô nước bị bỏ lại bên ngoài với một mực nước cố định được đánh dấu ở bên trong. Để giữ nước bên trong xô ở cùng một mức, bạn thiết lập một cơ chế thêm hoặc bỏ bớt nước tùy thuộc vào khoảng cách mực nước đã lệch khỏi dấu.
Điều này được điều khiển bởi một thuật toán máy tính sao cho nếu trời mưa và xô bắt đầu đầy, thuật toán sẽ hướng dẫn cơ chế giải phóng nước ra khỏi đáy xô cho đến khi đạt đến mực nước. Ngược lại, nếu đó là một ngày nóng bức và nước bị bốc hơi ra khỏi xô, thuật toán máy tính sẽ tự động điều chỉnh cơ chế thêm nhiều nước hơn vào xô cho đến ổn định lại mức chính xác.
Tương lai của stablecoin
Không giống như phần lớn các loại tiền mã hóa khác, stablecoin cung cấp cho các nhà đầu tư độ tin cậy cao hơn về giá trị. Mặc dù các stablecoin có thể và đã từng bị khủng hoảng, nhưng những sự kiện như vậy ít có khả năng xảy ra với chúng so với các loại tiền mã hóa truyền thống.
PCB Tổng hợp