Báo cáo về thanh toán hàng năm của The Digital Money Institute lần đầu xem xét các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC), cũng như các phương thức thanh toán khác, thông qua lăng kính của tiện ích thanh toán xuyên biên giới.
The Digital Money Institute (DMI), trực thuộc Diễn đàn các định chế tài chính và tiền tệ (Official Monetary and Financial Institutions Forum), đã công bố báo cáo các Phương thức thanh toán của tương lai (Future of Patment 2022) vào ngày 8/12.
Điểm qua một vài số liệu chính
Trong khi đó, vẫn còn 12% số Ngân hàng Trung ương cho biết họ hoàn toàn không mong đợi phát hành CBDC.
Khi được hỏi về mục tiêu của họ, hơn 1/4 Ngân hàng Trung ương đề cập đến việc duy trì vai trò của ngân hàng trong việc cung cấp tiền và hơn 10% đề cập đến hòa nhập tài chính.
Các hệ thống thanh toán xuyên biên giới dựa trên tiền pháp định cho thấy dấu hiệu phát triển nhanh chóng.
Các hệ thống thanh toán truyền thống đang phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, có những trở ngại đáng kể phải vượt qua trước khi đạt được phạm vi tiếp cận toàn cầu, đặc biệt là trong vấn đề trao đổi dữ liệu, vì chỉ có khoảng 70 quốc gia áp dụng tiêu chuẩn nhắn tin tài chính ISO20022.
Báo cáo của DMI đảm bảo “các mạng thanh toán tích hợp trong khu vực mang lại một triển vọng thú vị”. Báo cáo cho biết. “Các hệ thống thanh toán sẽ phát triển đa dạng, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường”.
Tiền mã hóa và stablecoin hiện đạt được những bước tiến lớn tại các nền kinh tế mới nổi, điển hình như việc cho phép thanh toán nhanh hơn, với chi phí rẻ hơn và khả năng tiếp cận cao hơn. Tuy vậy, vẫn tồn đọng những nhược điểm liên quan tới tính biến động và độ tin cậy.
“Các quốc gia dễ bị tổn thương nên đầu tư vào việc giảm chi phí kiều hối và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính để giảm sự tiếp xúc của các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội với các sản phẩm tiền mã hóa biến động và không an toàn”, các tác giả cho biết.
Vai trò của metaverse trong thanh toán tài chính
Cuối cùng, báo cáo xem xét metaverse từ góc độ thanh toán tài chính, họ cho rằng metaverse là yếu tố “đầu tiên và quan trọng nhất để phục vụ cho mô hình nền kinh tế kỹ thuật số”. Trong đó, khả năng tương tác đa nền tảng là chìa khóa và có thể sẽ yêu cầu “những thay đổi lớn đối với mô hình kinh doanh“.
“Việc phát triển cơ sở hạ tầng để thực hiện các khoản thanh toán metaverse ổn định, an toàn, có thể tương tác và không có tội phạm tài chính sẽ có tác động rất lớn đến bối cảnh thanh toán rộng lớn hơn”.